Tư vấn Giải pháp bơm điều áp với biến tần VFD – CP2000; VFD-F series của Delta

Theo phương pháp điều khiển truyền thống thì việc điều chỉnh lưu lượng của bơm được thực hiện bằng valve tiết lưu do vậy động cơ vẫn chạy ở chế độ định mức ngay cả khi nhu cầu phụ tải đã thỏa mãn do vậy không dẫn đến hiệu quả tiết kiệm năng lượng.

Tư vấn Giải pháp bơm điều áp với biến tần VFD – CP2000; VFD-F series của Delta

Nguyên lý hoạt động của biến tần khá đơn giản, đầu tiên nguồn điện xoay chiểu 3 pha hoặc 1 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn điện một chiều nhờ cầu chỉnh lưu diode và tụ điện. điện áp một chiều này sẽ được nghịch lưu thành điện áp xoay chiều ba pha với biên độ và tần số thay đổi được công đoạn này được thực hiện thông qua IGBT với phương pháp điều chế độ rộng xung PWM. Với công nghệ bán dẫn phát triển như ngày nay tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ. Xét một hệ thống gồm 2 bơm như sau yêu cầu đưa ra là ổn định áp suất đường ống sao cho áp suất đường ống luôn ổn định ở giá trị cài đặt.

Chúng ta sẽ sử dụng một cảm biến áp suất để đưa tín hiệu áp suất đường ống về biến tần, biến tần sẽ thực hiện tính toán dựa theo tín hiệu áp suất cài đặt và áp suất hồi tiếp theo thuật toán PID để giữ sao cho áp suất trên đường ống là không đổi.

Giải pháp điều khiển nhiều bơm với CP2000

Hình ảnh Ứng dụng lắp đặt cho khách hàng:

Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Kỹ sư Trần Lê Vũ

Các ứng dụng của biến tần Delta VFD-F

Biến tần Delta VFD F được  thiết kế chuyên dụng cho Bơm/ Quạt, HVAC, Máy thổi ngành nhựa. Sử dụng cho các ƯD thay đổi tốc độ, tiết kiệm điện năng, Bơm điều áp tòa nhà với tính năng điều khiển ổn định áp suất đường ống, luân phiên, và bảo đảm an toàn cho hệ thống điện, động cơ. Đặc biệt, giá của VFD F tương đối thấp hơn so với các dòng biến tần khác của Delta.

Sửa Biến tần

Biến tần Delta VFD F

Tính năng kỹ thuật VFD F:

  • Bộ xử lý 16 bit, kiểm soát ngõ ra theo kiểu PWM
  • Tự động tăng moment và bù trượt
  • Dãy tần số ngõ ra từ 0.1Hz ~ 120Hz
  • 16 bước điều khiển tốc độ, 15 bước xử lý tín hiệu
  • Điều khiển PID có hồi tiếp
  • Giao tiếp truyền thông RS485
  • Tự điều áp và độ dốc V/F
  • Điều khiển động cơ xoay chiều công suất:
  • Từ 700W – 37kW (1pha/3pha; 220V~)
  • Từ 700W – 220kW (3pha; 380V~)
  • Chức năng nghỉ và tiết kiệm năng lượng (tiết kiệm từ 30% đến 65% điện năng tiêu thụ)

Đặc biệt: Biến tần Delta VFD F được tích hợp 2 ngõ vào Analog đọc tín hiệu từ cảm biến áp suất, Relay Card điều khiển tối đa 4 bơm luân phiên, tuần tự và ổn định áp suất.
Ứng dụng Biến tần Delta VFD F:
Điều khiển Bơm| Bơm luân phiên| Bơm điều áp:

Sửa biến tần

Biến tần cho Bơm cấp nước| Trạm bơm

Sửa biến tần

Biến tần VFD F chuyên dụng cho Bơm điều áp

Biến tần VFD F sử dụng cho Quạt| Quạt thông gió| Quạt hút bụi:

Sua bien tan

Biến tần Delta VFD F sử dụng cho Quạt|Quạt hút bụi

Sử dụng VFD F cho máy móc ngành nhựa| Máy thổi:

Sua bien tan delta

VFD F cho Máy thổi

sua bien tan

Biến tần cho ngành nhựa

 

Chuyển đổi chức năng của biến tần trong các ứng dụng của HVAC

Biến tần, bộ điều khiển nhiệt, màn hình HMI trong hệ thống HVAC

Biến tần, bộ điều khiển nhiệt, màn hình HMI trong hệ thống HVAC.

Câu hỏi: Vui lòng mô tả và giới thiệu cách chuyển đổi tự động / bằng tay các chế độ hoạt động của biến tần Delta VFD-C2000 trong các ứng dụng của hệ thống HVAC???

Trả lời: Hệ thống HVAC trong công nghiệp yêu cầu chức năng điều khiển linh hoạt như chế độ điều khiển bằng tay / tự động hoặc chế độ kiểm soát cục bộ / từ xa cho các điều kiện ứng dụng khác nhau. Các chế độ kiểm soát có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị để ngắt kết nối điều khiển từ xa, cho các kỹ sư kỹ thuật để điều chỉnh các thành phần trong hệ thống HVAC. Biến tần Delta VFD-C2000 cung cấp các thông số và hệ thống dây dây điều khiển đặc biệt cho người sử dụng để chuyển đổi giữa điều khiển bằng tay và tự động một cách dễ dàng.

Cài đặt tham số:
Pr.00-20 = 2 Nguồn lệnh tần số tín hiệu tương tự
Pr.03-00 = 1 Thiết lập tần số lệnh là AVI
Pr. 03-01 = 1 Thiết lập tần số lệnh là ACI
Pr. 02-01 = 16 (MI1) Thiết lập nguồn lực của lệnh tần số ACI

Mô tả cài đặt:
Khi MI1 là OFF, nguồn gốc của tần số là AVI (0-10VDC). Khi MI1 là ON, nguồn gốc của tần số là ACI (4-20mA).

Biến tần điều khiển hệ thống bơm giữ áp suất không đổi, Hệ thống bơm giữ áp suất ổn định, điều khiển áp suất không đổi

Các trạm bơm mước ở hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và cungcấp nước sạch tại nước ta đều được thiết kế theo phương pháp truyền thống với những đặc điểm chính sau:

+Trạm thường có tối thiểu 2 bơm, cùng cấp nước vào một đường ống chính.

+Các bơm được khởi động trực tiếp hoặc sao/tam giác và tất cả các động cơ đều hoạt động ở tốc độ định mức.(50Hz, 1450 vp)

+Trong quá trình trạm bơm hoạt động, thường luôn luôn để một bơm ở chế độ dừng (mang tính dự phòng)

-Việc điều chỉnh áp lực (hoặc lưu lượng) trên đường ống chính được thực hiện bằng 2 cách:

+ Thay đổi góc mở các van (van tay hoặc van điện) trong trường hợp sự thay đổi áp lực ở khoảng cho phép.

+Trường hợp áp lực vẫn thiếu hoặc thừa ta có thể ngắt hoặc đóng thêm bơm (có thể là một bơm, hoặc nhiều hơn) .

+ Tuy nhiên việc điều chỉnh áp lực bằng phương pháp thủ công này gây nhiều khó khăn cho người vận hành cũng như ảnh hưởng đến tuổi thọ của bơm và đường ống, với 1 số quy trình SX yêu cầu sự ổn định của áp lực nước cấp thì phương pháp này mang lại hiệu quả rất thấp.Và điều quan trọng nhất là lãng phí NL điện khi bơm vẫn vận hành ở tốc độ tối đa trong 1 số trường hợp yêu cầu áp lực trên đường ống nhỏ .

-Ngày nay với công nghệ biến tần, với việc hỗ trợ chức năng điều khiển PID,việc điều khiển bơm để khống chế áp lực trên đường ống trở nên dễ dàng hơn rất nhiều

-Tuy nhiên, hệ thống cấp nước thường bao gồm 02 bơm trở lên, vì thế yêu cầu biến tần phải điều khiển được nhiều bơm (luân phiên) theo tín hiệu hồi tiếp từ sensor áp suất đưa về, biến tần Delta VFD-F được thiết kế chuyên cho giải pháp bơm điều áp, nếu lắp thêm Relay Card, biến tần có thể điều khiển luân phiên tối đa 4 bơm

Output Frequency: 0.1—120 Hz

Phương thức điều khiển: V/f

Tích hợp PID có hồi tiếp

Thiết kế chuyên dụng cho bơm/quạt à tiết kiệm năng lượng

Tích hợp các giải pháp chuyên dụng cho hệ thống bơm/quạt

Điều khiển luân phiên theo thời gian

Điều khiển kết hợp luân phiên theo PID

Điều khiển kết hợp theo PID

Tối đa 4 motor (dùng relay card RY-00)

Giải quyết triệt để các bài toán trong các hệ thống dùng bơm/quạt nhờ: PID, Card D0 mở rộng…

Ứng dụng cho bơm/quạt trong các tòa nhà, công nghiệp, nhà máy phân phối/xử lý nước…

Để biết thêm thông tin chi tiết , tham khảo thêm tại Đây

Hệ thống bơm luân phiên, bơm tuần tự

 

 

Các phương pháp bao gồm:

1. Dùng các relay và timer thời gian để đổi trạng thái hoạt động của mỗi bơm: Phương pháp này là phương pháp truyền thống. Đơn giản và rẻ tiền song độ bền không cao, điều khiển không linh hoạt. Không điều khiển được áp suất trong đường ống, trong bồn chứa

2. Dùng PLC (loại đơn giản khoảng 90 $) điều khiển thời gian đóng các bơm. Phương pháp này điều khiển dễ dàng, linh hoạt và độ bền cao nhưng tốn kém.

3. Phương pháp dùng biến tần điều khiển bơm chạy luân phiên và điều khiển luôn được áp suất trong đường ống. Đây là phương pháp thực sự tiện ích. Giải pháp điều khiển tuyệt với chúng tôi muốn giới thiệu sâu trong bài viết này.

 

a. Giới thiệu:

Nguyên nhân của việc điều khiển tuần tự, luân phiên là gì? Nguyên nhân chủ yếu là tăng độ bền, tính ổn định của hệ thống. Dùng 2 hoặc nhiều bơm để điều khiển, mỗi bơm sẻ chạy 1 thời gian. Bơm này chạy, bơm kia nghỉ và ngược lại. Chúng ta sẻ dùng 1 biến tần điều khiển 2 bơm (hoặc có thể điều khiển nhiều hơn) có cùng công suất. Lưu ý là dùng (mỗi) bơm và biến tần có cùng công suất. Ví dụ nếu bạn muốn điều khiển 2 bơm, mỗi bơm công suất 7,5 Kw (10HP) thì bạn cũng chỉ dùng 1 biến tần công suất 7,5 Kw chứ không dùng biến tần gấp đôi công suất là 15 Kw (20HP).

b. Sơ đồ đấu dây:

Sơ đồ dây biến tần điều khiển nhiều bơm chạy tuần tự
Sơ đồ dây biến tần điều khiển nhiều bơm chạy tuần tự

Trên sơ đồ ta có thể thấy là biến tần sẻ tự động đóng mở ngõ ra relay kích cho contactor điều khiển bơm chạy hoặc dừng. Tuần tự, luân phiên bơm này hoạt động rồi nghỉ và đến bơm kia hoạt động.

c. Cài đặt biến tần:

Trên biến tần chúng ta sẻ cài đặt các thông số là: Chọn chế độ điều khiển là điều khiển theo thời gian để biến tần tự động đóng, ngắt các relay của biến tần. Nhập số lượng bơm bạn cần điều khiển. Nhập thời gian chạy của đổi bơm (tức là thời chạy của mỗi bơm – Khoảng thời gian từ 0 đến 65500 phút). Nhập thời gian delay để đóng mở relay (mặc định là 1 giây).

d. Hệ thống bơm điều áp:

Hệ thống bơm điều áp
Hệ thống bơm điều áp

Để điều khiển áp suất trong đường ống cấp nước luôn ổn định phương pháp được sử dụng chính là thiết lập hệ thống bơm điều áp. Khi hệ thống bơm cấp nước hoạt động, trong đường ống gắn một cảm biến áp suất để phát hiện sự thay đổi của áp suất trên đường ống do nhu cầu tiêu thụ nước thay đổi gây ra. Cảm biến truyền tín hiệu thay đổi này về biến tần. Sau khi tính toán và so sánh với giá trị áp suất đã đặt, biến tần sẽ tự động thay đổi tần số của động cơ bơm và có thể đưa thêm hay cắt bớt các bơm trong hệ thống. Khi áp suất sụt xuống biến tần sẻ tăng tốc độ bơm, nếu 1 bơm chạy chưa đủ thì biến tần sẻ tự động điều khiển thêm các bơm hoạt động. Do vậy ổn định được áp suất nước trên đường ống theo yêu cầu.

e. Ưu điểm của việc lắp biến tần cho hệ thống:

  • Nâng cao tuổi thọ của động cơ do động cơ khởi động êm.
  • Hạn chế được dòng điện khởi động cao.
  • Tiết kiệm năng lượng .
  • Điều khiển linh hoạt các máy bơm.
  • Tự động ngừng khi đạt tới điểm cài đặt.
  • Tự động tăng tốc giảm tốc tránh quá tải hoặc quá điện áp khi khởi động.
  • Bảo vệ được động cơ khi: ngắn mạch, mất pha, lệch pha, quá tải, quá dòng, quá nhiệt…
  • Kết nối với máy tính dùng SCADA để giám sát hoạt động.
  • Kích thước nhỏ gọn, không chiếm diện tích trong nhà trạm.
  • Dễ dàng lắp đặt, vận hành.
  • Hiển thị các thông số của động cơ và biến tần.