Lắp biến tần cho quạt thông gió của lò hơi

Biến tần Delta VFD F  và  VFD CP2000 là dòng biến tần Chuyên dùng cho Bơm/ Quạt với tính năng điều khiển vòng kín PID theo áp suất và lưu lượng thực tế ứng dụng nhiều công nghệ điều khiển tiên tiến nhất.

Biến tần Delta VFD-F-G tiết kiệm điện cho máy nén khí

Biến tần cho máy nén khí, Tiết kiệm điện cho máy nén khí, Lắp đặt biến tần cho máy nén khí

Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng và áp suất khí. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng và áp suất. Nếu lưu lượng đủ nhưng áp không đủ –> hiệu quả không cao. Nếu áp đủ, lưu lượng không đủ đáp ứng thì hệ thống vẫn chưa đạt tiêu chuẩn về khả năng khai thác thiết bị. Chúng tôi trân trọng giới thiệu giải pháp lắp đặt biến tần cho máy nén khí.

Biến tần cho máy nén khí

Máy nén khí Atlas Copco

Hiện trạng:

Hiện nay ở nước ta đang có rất nhiều nhà máy sử dụng khí nén phục vụ cho sản xuất. Hầu hết đều được sử dụng theo phương pháp:

Tiếp tục đọc

Lắp biến tần điều khiển hệ thống quạt thông gió

GIỚI THIỆU:

Hệ thống quạt thông gió là hệ thống tiêu tốn khá nhiều năng lượng điện. Khi vận hành động cơ của quạt luôn quay với 100% công suất. Giờ cao điểm (đông công nhân, lượng máy móc hoạt động nhiều) thì hệ thống này phát huy tối đa công dụng. Tuy nhiên, trong những giờ thấp điểm (vào ban đêm hay ca sản suất ít công nhân, ít máy móc hoạt động) lượng nhiệt sản sinh trong nhà máy không lớn. Nhu cầu lưu thông gió trong xưởng sản suất là không nhiều. Do đó quạt vẫn chạy với công suất 100% là rất lãng phí.

Giải pháp để tiết kiệm năng lượng cho trường hợp này là giảm tốc độ quay của quạt. Hệ thống quạt sẻ vận hành với công suất tiêu thụ điện năng nhỏ hơn. Chẳng hạn khi bình thường quạt chạy với 100% công suất (tương ứng với tần số 50 Hz) thì trong những giờ thấp điểm, chúng ta sẻ điều chỉnh cho quạt chạy với những tần số nhỏ hơn (10Hz, 25Hz, 30Hz, 40Hz ….tùy hiệu chỉnh của bạn). Điều này được thực hiện bằng giải pháp lắp biến tần cho hệ thống quạt thông gió.

Biến tần cho Quạt thông gió

Quạt thông gió nhà xưởng

B. CÁC ƯU ĐIỂM KHI LẮP BIẾN TẦN VÀO HỆ THỐNG

– Tiết kiệm điện năng: Như đã phân tích ở trên, khả năng tiết kiệm điện năng là rất lớn.

– Nâng cao tuổi thọ của hệ thống cơ khí: Khi lắp biến tần thì hệ thống quạt sẻ khởi động êm, tránh được sốc cơ khí. Nếu không lắp biến tần thì khi đóng điện, gần như ngay lập tức quạt sẻ quay với tốc độ tối đa.

– Khởi động gấp sẻ dẫn đến những tình trạng ổ bi, bạc đạn dễ hư hỏng. Các phần cơ khí liên quan như ổ đỡ quạt, nhà xưởng tuổi thọ cũng không cao.

– Giảm sốc điện năng: Dòng khởi động được hạn chế sẽ không gây sụt áp khi khởi động nên không ảnh hưởng đến các thiết bị khác.

– Điều khiển tốc độ  quạt linh hoạt: Thay đổi được tốc độ quay của động cơ từ đó thay đổi được công suất của hệ thống quạt thong gió phù hợp cho từng thời điểm sản xuất khác nhau.

– Có các chức năng bảo vệ: quá áp, thấp áp, quá nhiệt, bảo vệ nhiệt động cơ, bảo vệ ngắn mạch, đảo pha, …

C. ĐẶC TÍNH CỦA BIẾN TẦN DELTA DÙNG CHO QUẠT

Biến tần cho Quạt CP2000

Biến tần cho Quạt CP2000

Đặc tính kỹ thuật:

VFD CP2000 được thiết kế với độ tin cậy cao, sử dụng dễ dàng, kết hợp sự thông minh và linh hoạt để cải tiến các hoạt động và tiết kiệm năng lượng trong hệ thống máy của bạn.

Thông số kỹ thuật:

Tích hợp PLC Delta (10K) cho phép người vận hành thực hiện điều khiển phân tán và điều khiển tập trung khi kết nối vào vào hệ thống mạng.
Chức năng lịch cho phép người dùng tạo thủ tục PLC, ON/OFF theo thứ tự, tiết kiệm thời gian.
Thiết kế dạng modular, chắc chắn với khả năng chịu va đập mạnh và chịu nhiệt cao, tiện lợi trong việc bảo dưỡng, sửa chữa, cũng như việc gắn thêm các module mở rộng..
Tích hợp 2 chuẩn truyền thông MODBUS và BACnet tốc độ cao. Phương pháp truyền thông đa dạng để đáp ứng nhu cầu khách hàng đa điều khiển. Ngoài ra, có thể chọn các giao thức truyền thông khác như: Profibus-DP, DeviceNet, Modbus TCP và Ethernet/IP bằng các card tùy chọn
Đặc biệt thiết kế lớp phủ PCB để tăng cường khả năng chịu môi trường.
Thiết kế tản nhiệt tốt. Có khả năng hoạt động ở nhiệt độ 50°C và tự động điều chỉnh giá trị định mức đầu ra để biến tần làm việc liên tục.
Điều khiển Sensorless Vector (SVC) đáp ứng kịp thời tải mô-men xoắn tăng / giảm, đáp ứng yêu cầu cho tải thay đổi đồng thời tăng cường hiệu suất động cơ.

Tiếp tục đọc