Biến tần Delta điều khiển bơm điều áp

Hệ thống bơm nước cho toà nhà

Hệ thống bơm nước cho toà nhà

PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG CỦA BIẾN TẦN

Vấn đề sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện đã được Tập đoàn Điện lực ViệtNam tuyên truyền, vận động qua các phương tiện thông tin đại chúng. Ở đây, chúng tôi muốn nêu một giải pháp cho các cơ sở sản xuất đang sử dụng các động cơ điện không đồng bộ công suất vừa và lớn :

 

Hệ thống truyền động điện cho máy công tác hoặc các dây chuyền sản xuất phục vụ sản xuất nông nghiệp đã sử dụng phổ biến động cơ điện xoay chiều ba pha không đồng bộ loại roto lồng sóc hay còn gọi là động cơ cảm ứng. Động cơ không đồng bộ nói chung có nhiều ưu việt nhưng nếu sử dụng để điều khiển đơn giản ( khởi động trực tiếp hoặc khởi động sao tam giác ) thì hệ tồn tại một số nhược điểm như:

– Dòng điện khởi động rất lớn, gấp 4 – 6 lần dòng điện định mức của động cơ, đặc biệt ở những máy luôn có tải thường trực như máy bơm nước, quạt ly tâm, máy nén khí, băng tải, máy nghiền búa…ảnh hưởng xấu tới những máy khác đang vận hành đồng thời và giảm tuổi thọ động cơ điện.

– Tốc độ vòng quay của động cơ điện cảm ứng chỉ được điều khiển theo từng cấp (hữu

cấp); thông thường mỗi động cơ chỉ thay đổi được một trong các dãy tốc độ đồng bộ như:

3.000 – 1.500vg/ph; 1.500 – 1.000vg/ph; trong khi đó những công nghệ sản xuất yêu cầu hệ thống truyền động cần được điều khiển tốc độ liên tục (vô cấp) theo mô men và phụ tải thay đổi thì hệ truyền động điện trên không có khả năng đáp ứng.

Do sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật vi điện tử và điện tử công suất nên ngày càng có nhiều loại thiết bị điều khiển động cơ điện không đồng bộ với các chức năng hoàn hảo mà “ biến tần AC ” là một điển hình.

Nguyên lý làm việc:

Tốc độ đồng bộ (chưa tính đến độ trượt s) của động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha

được tính:

n = 60f/p (vg/ph).

Ở đây: f – tần số lưới điện 50Hz (một số quốc gia trên thế giới có tấn số f = 60Hz);

p – số cặp cực từ trên stato động cơ.

Vì vậy, dựa vào công thức tính (n), người ta có thể thay đổi tần số (f) ở nguồn vào động cơ, do đó tốc độ động cơ sẽ được thay đổi theo để đạt giá trị mong muốn, thiết bị này được gọi là bộ biến tần. Bộ biến tần phải thực hiện được các chức năng:

– Biến đổi điện áp xoay chiều ba pha của nguồn điện vào thành điện áp một chiều nhờ bộ

chỉnh lưu cầu ba pha;

– Sau đó nhờ bộ nghịch lưu (INVERTER) sẽ đổi ngược lại thành điện áp xoay chiều ba pha

biến đổi theo phương pháp điều chế độ rộng của xung ;

Về ứng dụng:

– Điều khiển động cơ không đồng bộ công suất từ 15 đến trên 600kW với tốc độ khác nhau;

– Điều chỉnh lưu lượng của bơm, lưu lượng không khí ở quạt ly tâm, năng suất máy, năng suất băng tải ….

– Ổn định lưu lượng, áp suất ở mức cố định trên hệ thống bơm nước, quạt gió, máy nén khí … cho dù nhu cầu sử dụng thay đổi;

– Điều khiển quá trình khởi động và dừng chính xác động cơ trên hệ thống băng tải …

Biến tần AC công suất nhỏ từ 0,18 á 14 kW có thể sử dụng để điều khiển những máy công tác như: cưa gỗ, khuấy trộn, xao chè, nâng hạ …

Với bơm và quạt ly tâm là những máy có mô men tải thay đổi theo tốc độ vòng quay như sau:

– Lưu lượng (m3/h) tỷ lệ bậc nhất với tốc độ, Q1/Q2 = n1/n2 ;

– Áp suất (Pa) tỷ lệ bình phương tốc độ, H1/H2 = (n1/ n2)2

– Công suất điện tiêu thụ (kW) tỷ lệ lập phương với tốc độ, P1/P2 = (n1/ n2)3

Ở đây: Q1, H1, P1 – lưu lượng, áp suất và công suất điện tương ứng với số vòng quay định

mức của động cơ ( n1= 2960, 1.460 vg/ph …).

Q2, H2, P2 – lưu lượng, áp suất, công suất điện ứng với tốc độ vòng quay được điều

chỉnh (n2

Từ đó dễ dàng nhận thấy, ở một số trường hợp mà công nghệ sản xuất đòi hỏi phải điều chỉnh lưu lượng, áp suất ở động cơ máy bơm, hoặc quạt gió theo mức tải phù hợp với từng thời điểm khác nhau thì việc thay đổi tốc độ động cơ dẫn động được xem là thích hợp nhất, đặc biệt tiết kiệm điện năng. Giải pháp này đã thay thế cho phương pháp cổ truyền là khi cần thay đổi sự lưu thông chất lỏng hay chất khí phải thông qua góc mở các van ở đầu vào hoặc đầu ra của đường ống.

Công suất điện tiêu thụ tỷ lệ với bậc ba của tốc độ, vì thế giải pháp ứng dụng biến tần điều chỉnh tốc độ bơm là sự lựa chọn duy nhất cho khả năng tiết kiệm điện rất cao so với động cơ làm việc với tốc độ không đổi (100% nđm).

Ví dụ: Thông số của động cơ bơm nước như sau: công suất định mức Pđm = P1 = 30kW,số

vòng quay định mức n1 = 2.960vg/ph. Khi cần điều chỉnh để giảm lưu lượng hoặc áp suất

bằng cách giảm tốc độ dưới định mức: n2 = 2.500vg/ph, thì công suất tiêu thụ lúc này chỉ

còn:

P2 = 30. (2.500/2.960)3 = 18kW, (P2 = 60% Pđm)

Nếu máy vận hành ở chế độ ít tải trong thời gian t =15 h/ngày, điện năng có thể tiết kiệm

được so với không dùng biến tần :

DA = 30.15 – 18.15 = 180kWh/ngày

Hiệu quả khi sử dụng biến tần :

– Hiệu suất làm việc của máy cao;

– Quá trình khởi động và dừng động cơ rất êm dịu nên giúp cho tuổi thọ của động cơ và

các cơ cấu cơ khí dài hơn;

– An toàn, tiện lợi và việc bảo dưỡng cũng ít hơn do vậy đã giảm bớt số nhân công phục vụ và vận hành máy …

– Tiết kiệm điện năng ở mức tối đa trong quá trình khởi động và vận hành.

Ngoài ra, hệ thống máy có thể kết nối với máy tính ở trung tâm. Từ trung tâm điều khiển nhân viên vận hành có thể thấy được hoạt động của hệ thống và các thông số vận hành (áp suất, lưu lượng, vòng quay …), trạng thái làm việc cũng như cho phép điều chỉnh, chẩn đoán và xử lý các sự cố có thể xảy ra.

PHẦN II : GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU KHIỂN BƠM NƯỚC SẠCH DÙNG BIẾN TẦN TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG

A : Cấu hình hệ thống và nguyên lý hoạt động:

Cấu hình hệ thống và nguyên lý hoạt động

Cấu hình hệ thống và nguyên lý hoạt động

Biểu đồ sau minh họa hoạt động điều khiển bơm:

Biểu đồ sau minh họa hoạt động điều khiển bơm

Biểu đồ sau minh họa hoạt động điều khiển bơm

Như vậy với việc đưa biến tần vào hệ thống sẽ hoạt động bám sát theo đúng thực tế lưu lượng phụ tải, do vậy sẽ giảm đáng kể năng lượng tiêu hao không cần thiết vào các giờ phụ tải thấp điểm.

– PLC S7-200: bộ điều khiển trung tâm, nó xử lý các tín hiệu thu thập về từ hệ thống để điều khiển các động cơ. Các động cơ được điều khiển chạy thông qua biến tần và các contactor.

– Converter (biến tần): điều khiển trơn tốc độ động cơ. Với biến tần thì động cơ chạy với hiệu suất rất cao ngay cả khi hoạt động ở tốc độ thấp. Biến tần sẽ làm cho hệ thống hoạt động tiết kiệm năng lượng điện so với cách hoạt động cũ của trạm.

– Đầu đo áp suất: mục đích để đo áp suất mạng. Với tín hiệu đo được từ đầu đo áp suất đưa về PLC xử lý điều khiển tốc độ bơm. Với đầu đo này PLC sẽ giám sát được áp suất nước trên mạng.

– Màn hình hiển thị TD-200: dùng để cài đặt các chế độ hoạt động của trạm, cài áp suất mạng… Ngoài ra, trên màn hình còn hiển thị áp suất đo được trên đường ống mạng.

Nguyên lý hoạt động:

Với thiết kế này, hệ thống sẽ tự động giám sát áp suất nước trên đường ống mạng và điều khiển ngược lại để đảm bảo giữ đúng áp suất theo yêu cầu. PLC sẽ điều khiển áp suất nước trên đường ống mạng theo đồ thị phụ tải ngày, tức là hệ thống sẽ điều khiển áp suất theo thời gian thực. Hệ thống điều khiển tự động này một số chức năng chính sau:

– Đo lường: do đầu đo áp suất đo lường và chuyển đổi để đưa về CPU của S7-200.

– Xử lý thông tin: bộ điều khiển trung tâm sẽ đảm nhiệm vấn đề này.

– Điều khiển: S7-200 sẽ phối hợp với biến tần làm việc này theo yêu cầu.

– Giám sát: S7-200 sẽ kết đầu đo áp suất để giám sát hệ thống hoạt động.

– Giao tiếp giữa người vận hành và thiết bị: do màn hình hiển thị TD-200 thực hiện.

– Hệ thống có thể chuyển đổi qua lại giữa các motor bơm chạy với biến tần nhằm mục đích nâng cao tuổi thọ bơm, phục vụ bảo trì bảo dưỡng mà không làm gián đoạn sản xuất. Việc chuyển đổi có thể thực hiện bằng cách cài đặt trên màn hình TD200.

– Đồng thời để cho phép mở rộng và phát triển phụ tải sau này, hệ thống có thể sử dụng cùng lúc hai bơm nếu cần. Bơm thứ hai sẽ đươc tự động đóng chạy trực tiếp thông qua côngtắctơ như là một bơm nền và bơm có biến tần sẽ chạy điều chỉnh đỉnh cho phù hợp với phụ tải. Hoạt động của hệ thống như biểu đồ minh hoạ ở trên.

Hướng dẫn lựa chọn các loại biến tần

Lựa chọn biến tần

Lựa chọn biến tần

Bạn đang cần sử  dụng biến tần mà không biến lựa chọn như thế nào cho đúng?

Chúng tôi có và ý chia sẻ cho bạn như  sau:

1. Công suất: Bạn xác định xem công suất của động cơ là bao nhiêu. Thông thường, động cơ công suất bao nhiêu thì biến tần công suất bấy nhiêu. Một số tải nặng, ngặt nghèo thì cần chọn biến tần cao hơn 1 vài cấp công suất (giả sử động cơ 18,5KW thì trường hợp tải nặng, chạy sát tải – tức sát với dòng định mức thì chọn biến tần 22KW chẳng hạn).

2. Điện áp: Biến tần có một số loại thông thường như  sau:

– Vào 1 pha 220V, ra 3 pha 220V: Cho động cơ 3 pha 220V

– Vào 3 pha 220V, ra 3 pha 220V: Cho động cơ 3 pha 220V

– Vào 3 pha 380V, ra 3 pha 380V: Cho động cơ 3 pha 380V

3. Ứng dụng: Bạn cần xác định rõ biến tần dùng cho máy gì?. Một số khách hàng khi chúng tôi hỏi này thì họ trả lời là dùng cho…động cơ. Tất nhiên thì biến tần là dùng cho động cơ.

Cái quan trọng ở đây là bạn cần xác định rõ ứng dụng của máy để chọn được loại biến tần có moment khởi động cũng như khả năng chịu quá dòng, quá tải phù hợp.

Thêm vào đó là tính năng của thiết bị mà bạn cần. Có loại biến tần có tính năng này nhưng không có tính năng khác. Chính vì vậy bạn cần nói rõ yêu cầu về điều khiển để nhân viên bán hàng tư vấn cho bạn.

4. Hãng – Xuất xứ: Hiện nay trên thị trường Việt Nam xuất hiện khoảng hơn 30 hãng biến tần. Thượng vàng hạ cám có đủ.

Nếu túi tiền của bạn “đủng đỉnh” thì có thể chọn biến tần xịn nhất như một số hãng từ  Mỹ.

Thấp hơn một xíu thì có các anh của Nhật Bản hay Châu Âu.

Trung bình thì bạn có thể sử dụng biến tần của Đài Loan, Hàn Quốc

Ít tiền thì bạn chọn các hãng biến tần Trung Quốc, hay biến tần cũ.

Để biết thêm thông tin về việc sử dụng biến tần và các thiết bị tự động hóa, hãy liên hệ với chúng tôi.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng biến tần Delta

Technical Document
Product Name Explanation Language Issue Date File Size
CP2000 Sensorless Vector Control Drives English 2011-08-31 22.7MB
CP2000 VFD-F Series to CP2000 Series Product Replacement Guide English 2012-02-21 3.55MB
C2000 Classical Field Oriented Control Drives English 2012-02-01 24.4MB
C2000 Classical Field Oriented Control Drives Spanish 2011-07-19 31MB
C200 Intelligent Vector Control Drive English 2012-02-24 7.27MB
VFD-VL Elevator Drives English 2011-10-18 3.78MB
VFD-A High-Performance / Low-Noise General-Purpose Drives English 2007-03-20 1.65MB
VFD-B General Purpose Drives English 2008-07-25 4.25MB
VFD-B General Purpose Drives Arabic 2008-08-14 3.81MB
VFD-B General Purpose Drives Korean 2006-06-01 7.05MB
VFD-B General Purpose Drives Spanish 2004-07-06 4.20MB
VFD-B-P Plate Drive English 2009-04-06 17.4MB
VFD-E Modular Design/Multiple Functions Drives English 2012-01-18 5.41MB
VFD-E Modular Design/Multiple Functions Drives Korean 2006-08-04 7.89MB
VFD-E Modular Design/Multiple Functions Drives Spanish 2007-10-16 5.83MB
VFD-F Fan and Pump Purpose Drives English 2011-04-18 6.15MB
VFD-F Fan and Pump Purpose Drives Arabic 2008-08-14 1.72MB
VFD-F Fan and Pump Purpose Drives Korean 2006-06-07 5.09MB
VFD-G Specific AC Motor Drives for Plastics & Rubber Machinery English 2008-07-25 4.52MB
VFD-L Compact and Panel-installation Drives For 0.2KW-1.5KW English 2002-05-31 1.58MB
VFD-L Compact and Panel-installation Drives For 25W-100W English 2003-05-22 489KB
VFD-L
Compact and Panel-installation Drives For 0.2KW-1.5KW Arabic 2008-08-14 409KB
VFD-L Compact and Panel-installation Drives Russian 2006-08-14 2.53MB
VFD-L-I Specific Drive for Wire Drawing Machinery English 2009-07-15 1.22MB
VFD-M SVC Micro Drives English 2008-05-14 2.45MB
VFD-M SVC Micro Drives Korean 2005-10-14 4.60MB
VFD-M SVC Micro Drives Arabic 2008-08-14 2.04MB
VFD-M-D Elevator Door Drives English 2009-05-06 2.45MB
VFD-M-D Elevator Door Drives Korean 2006-11-21 4.60MB
VFD-S Simple Type Drives English 2008-08-29 2.93MB
VFD-S Simple Type Drives Korean 2006-06-07 5.61MB
VFD-S Simple Type Drives Arabic 2008-08-14 2.51MB
VFD-S Simple Type Drives Russian 2006-06-07 1.71MB
VFD-V Flux Vector Control AC Motor Drives English 2006-11-22 4.09MB
VFD-VE Field-Oriented Control High-performance Drives English 2008-12-31 4.53MB
VFD-VE Field-Oriented Control High-performance Drives Korean 2008-04-16 4.05MB
VFD-EL Multiple Functions/Micro Type English 2008-08-15 3.63MB
VFD-EL Multiple Functions/Micro Type Arabic 2008-08-14 2.99MB
VFD-EL Multiple Functions/Micro Type Spanish 2008-04-15 4.42MB
VFD-BW High Performance/User-friendly Powerful AC Motor Drives English 2009-05-18 6.03MB
VFD-DD Door Control Drives English 2011-06-30 2.04MB
Unpacking Instruction-1 English 2007-10-29 256KB
Unpacking Instruction-2 English 2007-10-29 277KB
Unpacking Instruction-3 English 2007-10-29 263KB
Unpacking Instruction (150-215) English 2006-07-03 610KB
Unpacking Instruction(250-300H) English 2006-07-03 898KB
Unpacking Instruction (125-175) English 2007-12-11 614KB
Unpacking Instruction (215-250) English 2007-12-11 900KB
EMC Standard Installation Guide EMC Standard Installation Guide English 2010-02-08 468KB
Suggestions and Error Corrections For Standard AC Motor Drives Multilingual 2011-06-15 940KB
HES Hybrid Energy System English

đại diện bảo hành sữa chữa thiết bị hãng Delta

Sữa chữa biến tần

Sữa chữa biến tần

Cty chúng tôi là nhà phân phối chính thức các thiết bị tự động hóa của hãng  Delta Electronics tại Việt Nam như: Biến tần DeltaPLC DeltaAC Servo DeltaHMI DeltaĐồng hồ nhiệt DeltaEncoder Delta

Sữa biến tần

Sữa biến tần

Linh kiện biến tần

Linh kiện biến tần

Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ bảo hành, bảo trì, sữa chữa các thiết bị, máy móc sản xuất tự động hóa. Bên cạnh đó chúng tôi còn tư vấn, thiết kế, thi công các dây chuyền, hệ thống sản xuất tự động.

Công ty chúng tôi cam kết với quý khách hàng, chúng tôi luôn sẵn sàng cung ứng đầy đủ những thiết bị, phụ kiện, linh kiện với chất lượng đảm bảo ngay khi nhận được yêu cầu của quý khách hàng.

Thêm vào đó chúng tôi sẻ hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn và lắp đặt dựa theo yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích đảm bảo thiết bị luôn vận hành tốt và an toàn.

Chúng tôi mong muốn sẻ mang lại cho quý khách hàng sự hài lòng và tin tưởng cao nhất.

Biến tần cho động cơ đồng bộ

Biến tần cho động cơ đồng bộ, Inverter for Synchronous motor, Biến tần điều khiển động cơ không đồng bộ

Loại biến tần được thiết kế cho động cơ đồng bộ và không đồng bộ

Loại biến tần được thiết kế cho động cơ đồng bộ và không đồng bộ

Trân trong giới thiệu tới quý khách hàng loại biến tần được thiết kế cho cả động cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ đồng bộ

Biến tần Delta VFD-C2000 Series

Biến tần series C2000 – của Delta điều khiển có hướng cấp độ cao cho động cơ AC. C2000 được thiết kế dạng module, điều khiển linh hoạt, ứng dụng cho nhiều ngành nghề, dễ dàng bảo trì, có khả năng tự chẩn đoán sự cố.

Đặc tính kỹ thuật:

Thiết kế theo phương pháp điều khiển cao cấp nhất hiện nay: Field Oriented Control (FOC)

Chức năng điều khiển: Tốc độ, Lực căng (Moment/ Torque control), Vị trí.

Thiết kế cho cả ngành công nghiệp năng và nhẹ.

Thiết kế cho cả motor đồng bộ và không đồng bộ.

Tính năng nổi bật với việc điều khiển moment ở 4 góc phần tư (outstanding 4- quadrant torque control/ limit)

Tích hợp Delta PLC, các chức năng dừng an toàn và brake unit.

Hỗ trợ nhiều giao thức mạng truyền thông khác nhau.

Tính năng điều khiển đồng bộ vị trí.

Tuổi thọ sản phẩm cao.

Tăng cường tính năng bảo vệ, đáp ứng tốt với nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

Tuân theo tiêu chuẩn an toàn quốc tế: CE. UL. cUL.

Thiết kế dạng modular tiện lợi trong việc bảo dưỡng, sửa chữa, cũng như việc gắn thêm các module mở rộng.

Tích hợp giao thức truyền thông CANopenModbus, ngoài ra có thể tùy chọn các giao thức khác : Profibus- DP, Device Net, Modbus, TCP và Ethenet/IP

Biến tần Delta VFD-C2000 Series.

Biến tần Delta VFD-C2000 Series.

Ứng dụng: Máy cẩu, cẩu trục, cẩu tháp, máy in, máy dệt, máy kéo thép, máy cán thép …

Lắp đặt biến tần cho cẩu trục

Lắp đặt biến tần cho cẩu trục