Servo Delta | AC Servo Delta | Cung cấp Servo Delta | Sữa Servo Delta | Lập trình Servo Delta

SERVO DELTA ASDA-B

SERVO DELTA ASDA-B

SERVO DELTA ASDA-B

Phần mềm tiện lợi:

Chức năng phân tích tần số tương tự như: Oscilloscope số; Giám sát và chẩn đoán trạng thái; Quản lý các thông số; Phân biệt motor

Tự động điều chỉnh:

Tự động điều chỉnh đặc tính & độ đặc lợi cho Servo dựa vào quán tính đo được; Điều chỉnh độ lợi tự động cho phù hợp với sự thay đổi quán tính quá tải lớn.

Xem chi tiết tại: Servo Delta

Bộ điều khiển nhiệt độ Delta DTC Series

 

Bộ điều khiển nhiệt độ Delta DTC Series

 

 

Bộ điều khiển nhiệt độ Delta DTC Series

Input sensors: Thermocouple: K, J, T, E, N, R, S, B, L, U, TXK; Platinum RTD: Pt100, JPt100; Linear DC input: 0 ~ 5V, 0 ~ 10V, 0 ~ 20mA, 4 ~ 20mA, 0 ~ 50mV

Output types: Relay: SPST, Max. load 250VAC, 3A resistive load; Voltage pulse: 12VDC, Max. output current: 40mA; Current: DC 4 ~ 20mA (Load resistance: < 500Ω); Analog voltage: 0 ~ 10V (Load resistance: > 1,000Ω)

Bộ điều khiển nhiệt độ Delta DTC Series

Bộ điều khiển nhiệt độ Delta DTC Series

Đặc điểm
Series DTC module tiết kiệm dây nối & có thể lắp nhiều module để giám sát nhiệt độ tại nhiều điểm nhiệt độ khác nhau. Chế độ điều khiển ngõ ra linh hoạt/uyển chuyển cho phép người sử dụng trù tính trước các chế độ ngõ ra tùy theo nhu cầu thực tế. Built in mật mã (password) bảo vệ nhằm ngăn chặn các thao tác không đúng hoặc các hư hỏng có thể xảy ra do công nhân vận hành.

 

Tính năng kỹ thuật

  • Các chế độ điều khiển ngõ vào: PID, ON/OFF, bằng tay
  • 2 nhóm ngõ ra với chế độ tự động chọn/điều chỉnh 2 nhóm thông số PID
  • Cho phép kết nối với nhiều loại cảm biến khác nhau (B, E, J, K, L, N, R, S, T, U, TXK) và platinum RTD (PT100, JPT100), tín hiệu dòng (0 ~ 20mA, 4 ~ 20mA), điện áp tuyến tính (0 ~ 5V, 0 ~ 10V) có thể chọn trên thông số cài đặt
  • Built in 2 nhóm Alarm với 12 chế độ cho mỗi nhóm
  • LED hiển thị trạng thái
  • Tích hợp cổng truyền thông RS485 (Modbus ASCII, RTU, baud rate: 2,400 ~ 38,400)
  • Thời gian lấy mẫu của cảm biến (sensor) là 0.4giây/lần, đối với tín hiệc analog ngõ vào là 0.15giây/lần
  • Bộ điều khiển khả lập trình cho phép cài đặt 64 bộ nhiệt độ và thời gian điều khiển.

Ứng dụng
Quạt thông gió trong hệ thống thông gió trung tâm, hệ thống gia nhiệt.

Đồng hồ nhiệt độ nhiều kênh – DTE Series

 

 

 

Bộ điều khiển nhiệt độ Delta DTE Series – Đồng hồ nhiệt độ đa kênh

Bộ điều khiển Delta DTE Series

Bộ điều khiển Delta DTE Series

Tính năng nỗi bật

Tốc độ truyền thông tối đa 115.2Kbps.

Cho phép mở rộng tối đa đến 7 bộ điều khiển số DTC2000.

Tất cả các module đều được tích hợp kiểu dạng rời.

Module hiển thị & cài đặt có thể cài đặt thông số cho tất cả 16 kênh ngõ ra.

Dễ dàng trong lắp đặt cũng như tự lựa chọn các loại ngõ vào & ngõ ra; cho phép dùng hoặc không dùng, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Đặc tính kỹ thuật:

Nguồn cấp 24VDC.

Lắp đặt vào DIN rail.

4 phương pháp điều khiển: PID、ON/OFF、Manual、Ramp soak.

Chức năng tự động dò PID.

Chế độ ngõ vào với tín hiệu analog và nhiều loại cảm biến khác nhau, hỗ trợ tối đa 8 kênh ngõ vào.

Chức năng Ramp soak với 8 mẫu và 8 bước trong mỗi mẫu.

12 chế độ Alarm tự chọn.

Hiển thị nhiệt độ oC và oF.

Tích hợp cổng truyền thông RS-485, Giao thức truyền thông bằng

Modbus  ASCII/RTU và Chức năng cài đặt password.

Giao thức truyền thông đồng bộ & thiết lập chức năng tự động ID.

Hỗ trợ chức năng CT (Biến dòng), quá dòng và báo động ngoại tuyến.

Ngõ ra: ngõ ra điều khiển, ngõ ra alarm hoặc ngõ ra tỷ lệ. Ngõ ra được tích hợp dạng module rời, DTE hỗ trợ tới 16 kênh ngõ ra với  4 nhóm ngõ ra độc lập, mỗi nhóm có 4 kênh điều khiển với các loại ngõ ra tùy chọn: ngõ ra relay, ngõ ra xung áp, ngõ ra dòng tuyến tính, ngõ ra áp tuyến tính.

Ứng dụng:

Phù hợp với các ứng dụng, các nhu cầu về điều khiển nhiệt độ trong công nghệ hóa chất, công nghiệp thép, công nghệ thực phẩm, …

Đặc biệt: Ứng dụng tốt trong hệ thống điều hòa không khí, lò nung công nghiệp và ngành nhựa.

LIÊN HỆ

Bộ điều khiển Delta DTB Series

 

Bộ điều khiển nhiệt độ Delta DTB Series

Bộ điều khiển Delta DTB Series

Bộ điều khiển Delta DTB Series

Đặc điểm
So với series DTA, series DTB có thêm ngõ ra điện áp tuyến tính và 2 ngõ ra điều khiển, có khả năng thực hiện điều khiển nóng, lạnh đồng thời trong hệ thống điều khiển nhiệt độ đáp ứng nhiệt đối với nhiệt độ cài đặt nhanh.

Tính năng kỹ thuật:

* Các chế độ điều khiển ngõ vào: PID, ON/OFF, bằng tay
* 2 nhóm ngõ ra với chế độ tự động chọn/điều chỉnh thông số PID
* Cho phép kết nối với nhiều loại cảm biến khác nhau (B, E, J, K, L, N, R, S, T, U, TXK) và platinum RTD (PT100, JPT100), tín hiệu dòng (0 ~ 20mA, 4 ~ 20mA), điện áp tuyến tính (0 ~ 5V, 0 ~ 10V) có thể chọn trên thông số cài đặt
* Built in 3 nhóm Alarm với 18 chế độ cho mỗi nhóm
* Hiển thị nhiệt độ 0C, 0F (Celsius hoặc Fahrenheit)
* Các chức năng khóa phím: (1. Khóa tất cả các phím, 2. Chỉ khóa phím chức năng, phím lên/xuống vẫn hoạt động bình thường)
* Kích cỡ: 4824, 4848, 4896, 9696
* Tích hợp cổng truyền thông RS485 (Modbus ASCII, RTU, baud rate: 2,400 ~ 38,400)
* Chọn thêm chức năng biến dòng CT, ngõ ra cảnh báo (Alarm)
* Thời gian lấy mẫu của cảm biến (sensor) là 0.4giây/lần, đối với tín hiệc analog ngõ vào là 0.15giây/lần
* Bộ điều khiển khả lập trình cho phép cài đặt 64 bộ nhiệt độ và thời gian điều khiển.
* Chọn thêm chức năng biến dòng CT, ngõ ra cảnh báo (Alarm)
* Chọn thêm chức năng sự kiện (Event), sử dụng PLC hoặc công tắc xoay để chọn 2 kiểu cài đặt nhiệt độ khác nhau.
* Chứng chỉ chất lượng: IP5X, CE, UL

Ứng dụng
Quạt thông gió trong hệ thống thông gió trung tâm, hệ thống gia nhiệt..v.v….

Đặt biệt: * Điều khiển nóng – lạnh đồng thời (sẻ có 2 kênh ngõ ra điều khiển trong trường hợp này)

* Điều khiển nhiệt độ theo từng cấp (chức năng điều khiển Ramp Sock)

Sơ đồ điều khiển nhiệt độ theo từng cấp

Sơ đồ điều khiển nhiệt độ theo từng cấp

Trong những ứng dụng bạn cần điều khiển nhiệt độ theo từng cấp như giữ nhiệt độ 50 độ trong vòng 50 phút, 60 độ trong 60 phút, 100 độ trong vòng 2 giờ …. Thì bạn chỉ cần nhập các nhiệt độ và thời gian tương ứng là có thể sử dụng ngay mà không cần phải sử dụng thêm PLC, màn hình…..

Bạn cần tư vấn giải pháp điều khiển nhiệt độ? Hay bất cứ giải pháp nào về điều khiển tự động nào khác? Hãy gửi phản hồi cho chúng tôi ở bên dưới chúng tôi sẻ phúc đáp trong thời gian sớm nhất hoặc liên hệ trực tiếp để được giải đáp nhanh hơn.

Đồng hồ nhiệt độ Delta DTA Series

 

 

ĐỒNG HỒ NHIỆT ĐỘ DELTA DTA Series

Đồng hồ nhiệt độ Delta DTA

Đồng hồ nhiệt độ Delta DTA

Đặc điểm
Series DTA được thiết kế dành cho các ứng dụng thực tế với 3 dạng tín hiệu ngõ ra thường xuyên nhất trong công nghiệp và tích hợp nhiều chức năng hỗ trợ cùng với cấu trúc transmission, đảm bảo việc chuyển dữ liệu nhanh & ổn định.

Tính năng kỹ thuật

  • Các chế độ điều khiển ngõ vào: PID, ON/OFF, bằng tay
  • Chế độ tự động chọn/điều chỉnh thông số PID
  • Tích hợp nhiều loại cảm biến khác nhau (B, E, J, K, L, N, R, S, T, U, TXK) and platinum RTD (PT100, JPT100) có thể chọn trên thông số cài đặt
  • Built in 2 nhóm Alarm với 13 chế độ cho mỗi nhóm
  • Hiển thị nhiệt độ 0C, 0F (Celsius hoặc Fahrenheit)
  • Các chức năng khóa phím: (1. Khóa tất cả các phím, 2. Chỉ khóa phím chức năng, phím lên/xuống vẫn hoạt động bình thường)
  • Kích cỡ: 4848, 4896, 9696, 7272
  • Chọn thêm tiện ích: cổng truyền thông RS485 (Modbus ASCII, RTU, baud rate: 2,400 ~ 38,400)
  • Chọn thêm chức năng biến dòng CT, ngõ ra cảnh báo (Alarm)
  • Thời gian lấy mẫu của cảm biến (sensor) 0.5giây/lần
  • Chứng chỉ chất lượng: IP5X, CE, UL

Ứng dụng
Quạt thông gió trong hệ thống thông gió trung tâm, hệ thống gia nhiệt….v..v….

LIÊN HỆ

Tiết kiệm điện cho máy nén khí – Tiet kiem dien cho may nen khi

 

 

Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế độ điều khiển cung cấp khí lúc có tải/ không có tải và chế độ điều khiển tốc độ.

  1.Chế độ điều khiển cung cấp khí có tải/ không có tải:
      Chế độ này đề cập đến việc kiểm soát không khí đầu vào qua van cửa vào. Có nghĩa là, khi áp suất đạt đến giới hạn trên,  van cửa vào sẽ đóng và máy nén sẽ đi vào trạng thái hoạt động không tải; khi áp suất đạt dưới hạn dưới, van cửa vào sẽ mở và máy nén sẽ đi váo trạng thái hoạt động có tải.
Máy nén khí không cho phép tình trạng hoạt động có tải trong thời gian dài, công suất định mức của motor được chọn theo nhu cầu thực tế lớn nhất và thông thường được thiết kế dư tải. Các thiết bị khởi động chịu sự hao mòn lớn và đó là nguyên nhân làm cho tuổi thọ motor giảm, do đó sẽ nặng về công việc bảo trì. Mặc dù phương pháp giảm điện áp đã được áp dụng, dòng khởi động vẫn còn rất lớn, nó có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của lưới điện và ảnh hưởng đến sự hoạt động an toàn của các thiết bị tiêu thụ điện khác. Hơn nữa, trong mọi trường hợp sự hoạt động là liên tục và động cơ của máy nén khí không được hỗ trợ điều chỉnh tốc độ, do đó sự thay đổi áp suất và lưu lượng không được dùng trực tiếp để giảm tốc độ và điều chỉnh công suất đầu ra cho phù hợp, và motor không cho phép khởi động thường xuyên, đó là nguyên nhân làm cho motor vẫn còn chạy không tải trong khi lượng khí tiêu thụ rất nhỏ, làm tiêu tốn một lượng lớn điện năng.
Chế độ có tải/không tải thường xuyên là nguyên nhân thay đổi áp suất trong toàn bộ đường ống, và áp suất làm việc không ổn định sẽ giảm tuổi thọ của máy nén khí. Mặc dù đã có một vài điều chỉnh cho máy nén khí (chẳng hạn như điều chỉnh van, điều chỉnh tải) ngay cả trong trường hợp lưu lượng ít, lượng điện tiêu thụ giảm xuống cũng không đáng kể do motor quay liên tục.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
2.Chế độ điều khiển tốc độ quay motor.
   Điều chỉnh lưu lượng bằng cách thay đổi tốc độ quay của máy nén khí, trong khi vẫn giữ cho van mở không thay đổi (thường là duy trì mở tối đa). Khi tốc độ quay của máy nén khí thay đổi, các đặc tính khác cũng thay đổi cùng với hệ thống nén khí, trong khi lực cản đường ống không đổi.
Với chế độ điều khiển như vậy, công nghệ thay đổi tần số được dùng để thay đổi tốc độ quay motor của máy nén khí và máy nén khí sẽ thay đổi lưu lượng theo nhu cầu tiêu thụ thực tế. Như vậy, hệ thống cung cấp khí có thể đạt được hiệu quả cao nhất đồng thời tiết kiệm điện. Nguyên tắc cơ bản của biến tần là sự chuyển đổi điện AC-DC-AC và có thể cho ra điện áp có tần số thay đổi theo yêu cầu của người dùng. Tốc độ quay của motor là tỉ lệ tuyến tính với tần số, do đó điện áp xoay chiều ở ngõ ra với tần số điều chỉnh được bởi biến tần có thể đáp ứng cho điện áp motor của máy nén khí, do đó tiện lợi cho việc thay đổi tốc độ quay của máy nén khí.
may nen khi truc vit Hitachi-Nhat ban - Hà Nội
3.Nguyên lý tiết kiệm điện trong hệ thống máy nén khí.
    Đây là một phương pháp điều khiển có tính khoa học sử dụng một biến tần điều khiển tốc độ quay của máy nén khí với mục đích tiết kiệm điện. Những thông số sau đây được biết dựa trên đặc tính hoạt động của máy nén khí.
Q1 / Q2 = n1 / n2
H1 / H2 = (n1 / n2)2
P1 / P2 = (n1 / n2)3
Ở đây:
Q: là lưu lượng khí cung cấp cho đường ống bởi máy nén khí.
H: là áp suất của hệ thống đường ống
P: công suất tiêu thụ của motor
n: tốc độ quay của máy nén khí
Nó có thể thấy được từ biểu thức trên, khi tốc độ quay của motor giảm 80% so với tốc độ quay định mức, lưu lượng khí cung cấp cho hệ thống đường ống bởi máy nén khí cũng giảm 80%, áp suất đường ống giảm tới (80%)2 và công suất tiêu thụ của motor giảm tới (80%)3, tức là 51,2%. Loại trừ tổn hao sắt và tổn hao đồng củ motor thì hiệu suất tiết kiệm điện đạt tới 40%. Đây là nguyên lý tiết kiệm điện bằng phương pháp thay đổi tần số.
Điều này đã được chứng minh bằng thực tế trong thời gian dài, việc ứng dụng biến tần vào hệ thống cung cấp khí và dùng công nghệ thay đổi tần số thay đổi tốc độ quay của máy nén khí điều chỉnh lưu lượng để thay thế cho việc dùng valve có thể đạt được hiệu quả trong việc tiết kiệm điện. Bình thường, lượng điện tiết kiệm là hơn 30%. Ngoài ra, chức năng khởi động mềm và đặc tính điều chỉnh tốc độ mịn của biến tần có thể thực hiện điều chỉnh lưu lượng ổn định và giảm rung khi khởi động kéo dài tuổi thọ cho toàn bộ máy và đường ống.BIẾN TẦN DELTA VFD – G SERIES Tính năng kỹ thuật:

  • Bộ xử lý 16 bit, kiểm soát ngõ ra theo kiểu PWM
  • Tự động tăng moment và bù trượt
  • Dãy tần số ngõ ra từ 0.1Hz ~ 120Hz
  • 16 bước điều khiển tốc độ, 15 bước xử lý tín hiệu
  • Điều khiển PID có hồi tiếp
  • Giao tiếp truyền thông RS485
  • Tự điều áp và độ dốc V/F

Chức năng nghỉ và tiết kiệm năng lượng (tiết kiệm từ 30% đến 65% điện năng tiêu thụ)

Ứng dụng: Phù hợp với các nhu cầu thay đổi tốc độ, các ứng dụng cho máy đóng gói, băng tải,…  

Đặc biệt:  Chuyên dùng cho ngành nhựa; Điều khiển bơm & quạt, Các máy nén khí, máy bơm dầu, lưu lượng chất lỏng…

Giải pháp – Tiết giảm chi phí đầu vào cho Doanh nghiệp trong thời kỳ giá điện tăng

Bien tan cho may nen khi. Biến tần cho máy nén khí

 

 

Biến tần Delta VFD – G SERIES

Biến tần cho quạt, hệ thống quạt thông gió

Tính năng kỹ thuật:

  • Bộ xử lý 16 bit, kiểm soát ngõ ra theo kiểu PWM
  • Tự động tăng moment và bù trượt
  • Dãy tần số ngõ ra từ 0.1Hz ~ 120Hz
  • 16 bước điều khiển tốc độ, 15 bước xử lý tín hiệu
  • Điều khiển PID có hồi tiếp
  • Giao tiếp truyền thông RS485
  • Tự điều áp và độ dốc V/F

Chức năng nghỉ và tiết kiệm năng lượng (tiết kiệm từ 30% đến 65% điện năng tiêu thụ)

Ứng dụng: Phù hợp với các nhu cầu thay đổi tốc độ, các ứng dụng cho máy đóng gói, băng tải,…  

Đặc biệt:  Chuyên dùng cho ngành nhựa; Điều khiển bơm & quạt, Các máy nén khí, máy bơm dầu, lưu lượng chất lỏng…

Biến tần điều khiển bơm tiết kiệm điện năng

 

 

Hệ thống bơm nước cho toà nhà

Hệ thống bơm nước cho toà nhà

PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG CỦA BIẾN TẦN

Vấn  đề sử dụng hợp  lý  và  tiết  kiệm  điện  đã  được Tập  đoàn Điện lực ViệtNam  tuyên truyền, vận động qua các phương  tiện  thông  tin đại chúng. Ở đây, chúng tôi muốn nêu một giải pháp cho các cơ sở sản xuất đang sử dụng các động cơ điện không đồng bộ công suất vừa và lớn :

 

Hệ  thống  truyền động điện cho máy công  tác hoặc các dây  chuyền sản xuất phục vụ sản xuất nông nghiệp đã sử dụng phổ biến động cơ điện xoay chiều ba pha không đồng bộ loại roto lồng sóc hay còn gọi là động cơ cảm ứng. Động cơ không đồng bộ nói chung có nhiều ưu việt nhưng nếu sử dụng để điều khiển đơn giản ( khởi động trực tiếp hoặc khởi động sao tam giác ) thì hệ tồn tại một số nhược điểm như:

– Dòng điện khởi động rất lớn, gấp 4 – 6 lần dòng điện định mức của động cơ, đặc biệt ở những máy  luôn có tải  thường  trực như máy bơm nước, quạt  ly  tâm, máy nén khí, băng tải, máy nghiền búa…ảnh hưởng xấu tới những máy khác đang vận hành đồng thời và giảm tuổi thọ động cơ điện.

– Tốc độ  vòng quay của động cơ điện cảm ứng  chỉ được điều khiển  theo từng cấp (hữu

cấp); thông thường mỗi động cơ chỉ thay đổi được một trong các dãy tốc độ đồng bộ như:

3.000  –  1.500vg/ph;  1.500  –  1.000vg/ph; trong  khi đó  những  công nghệ sản xuất yêu cầu hệ  thống  truyền động cần được điều khiển tốc độ  liên tục (vô cấp) theo mô men và phụ tải thay đổi thì hệ truyền động điện trên không có khả năng đáp ứng.

Do sự phát  triển vượt bậc của kỹ  thuật vi điện tử và điện tử công suất nên ngày  càng có nhiều  loại  thiết bị  điều  khiển  động cơ  điện  không  đồng bộ với  các  chức năng  hoàn hảo mà “ biến tần AC ” là một điển hình.

Nguyên lý làm việc:

Tốc độ đồng bộ (chưa  tính đến độ trượt s) của động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha

được tính:

n = 60f/p (vg/ph).

Ở đây:   f – tần số lưới điện 50Hz (một số quốc gia trên thế giới có tấn số f = 60Hz);

p – số cặp cực từ trên stato động cơ.

Vì vậy, dựa vào công thức tính (n), người ta có thể thay đổi tần số (f) ở nguồn vào động cơ, do đó tốc độ động cơ sẽ được thay đổi theo để đạt giá trị mong muốn, thiết bị này được gọi là bộ biến tần. Bộ biến tần phải thực hiện được các chức năng:

– Biến đổi điện áp xoay chiều ba pha của nguồn điện vào  thành điện áp một chiều nhờ bộ

chỉnh lưu cầu ba pha;

– Sau đó nhờ bộ nghịch lưu (INVERTER) sẽ đổi ngược lại thành điện áp xoay chiều ba pha

biến đổi theo phương pháp điều chế độ rộng của xung ;

Về ứng dụng:

–  Điều  khiển  động cơ  không  đồng bộ  công suất từ  15  đến  trên  600kW với tốc  độ  khác nhau;

– Điều  chỉnh lưu lượng của bơm, lưu lượng không khí ở quạt ly tâm, năng suất máy, năng suất băng tải ….

– Ổn định lưu lượng,  áp  suất  ở mức cố định trên hệ  thống bơm nước,  quạt  gió, máy  nén khí … cho dù nhu cầu sử dụng thay đổi;

– Điều khiển quá trình khởi động và dừng chính xác động cơ trên hệ thống băng tải …

Biến tần AC công suất nhỏ từ 0,18 á 14 kW có thể sử dụng để điều khiển những máy công tác như: cưa gỗ, khuấy trộn, xao chè, nâng hạ …

Với bơm và quạt ly  tâm  là những máy có mô men tải thay đổi theo tốc độ vòng quay như sau:

– Lưu lượng (m3/h) tỷ lệ bậc nhất với tốc độ, Q1/Q2 = n1/n2 ;

– Áp suất (Pa) tỷ lệ bình phương tốc độ, H1/H2 = (n1/ n2)2

– Công suất điện tiêu thụ (kW) tỷ lệ lập phương với tốc độ, P1/P2 = (n1/ n2)3

Ở đây: Q1, H1, P1 – lưu lượng, áp suất và công suất điện tương ứng với số vòng quay định

mức của động cơ ( n1= 2960, 1.460 vg/ph …).

Q2, H2, P2  – lưu lượng, áp suất, công suất điện ứng với tốc độ vòng quay được điều

chỉnh (n2

Từ đó dễ dàng nhận  thấy, ở một số  trường hợp mà công nghệ sản xuất đòi hỏi phải điều chỉnh lưu lượng, áp suất ở động cơ máy bơm, hoặc quạt gió theo mức tải phù hợp với từng thời điểm khác nhau thì việc thay đổi tốc độ động cơ dẫn động được xem là thích hợp nhất, đặc biệt  tiết kiệm điện năng. Giải pháp này đã  thay  thế cho phương pháp cổ truyền  là khi cần thay đổi sự lưu thông chất lỏng hay chất khí phải thông qua góc mở các van ở đầu vào hoặc đầu ra của đường ống.

Công suất điện tiêu thụ tỷ lệ với bậc ba của tốc độ, vì thế giải pháp ứng dụng biến tần điều chỉnh tốc độ bơm là sự lựa chọn duy nhất cho khả năng  tiết kiệm điện rất cao so với động cơ  làm việc với tốc độ không đổi (100% nđm).

Ví dụ: Thông số của động cơ bơm nước như sau: công suất định mức Pđm = P1 = 30kW,số

vòng quay định mức n1 = 2.960vg/ph. Khi cần điều chỉnh để giảm lưu lượng hoặc áp suất

bằng cách giảm tốc độ dưới định mức: n2 = 2.500vg/ph, thì công suất tiêu  thụ lúc này chỉ

còn:

P2 = 30. (2.500/2.960)3 = 18kW,  (P2 = 60% Pđm)

Nếu máy vận hành ở chế độ ít tải trong thời gian t =15 h/ngày, điện năng có thể tiết kiệm

được so với không dùng biến tần :

DA = 30.15 – 18.15 = 180kWh/ngày

Hiệu quả khi sử dụng biến tần :

– Hiệu suất làm việc của máy cao;

– Quá trình khởi động và dừng động cơ rất êm dịu nên giúp cho  tuổi thọ của động cơ  và

các cơ cấu cơ khí dài hơn;

– An toàn, tiện lợi và việc bảo dưỡng cũng ít hơn do vậy đã giảm bớt số nhân công  phục vụ và vận hành máy …

– Tiết kiệm điện năng ở mức tối đa trong quá trình khởi động và vận hành.

Ngoài ra, hệ thống máy có  thể kết nối với máy  tính ở  trung  tâm. Từ  trung  tâm điều khiển nhân viên vận hành có thể thấy được hoạt động của hệ thống và các thông số vận hành (áp suất, lưu lượng,  vòng quay  …),  trạng  thái  làm  việc cũng như  cho phép điều  chỉnh,  chẩn đoán và xử lý các sự cố có thể xảy ra.

Giải pháp lắp đặt biến tần điều khiển máy nén khí tiết kiệm điện năng

Biến tần cho máy nén khí, Tiết kiệm điện cho máy nén khí, Lắp đặt biến tần cho máy nén khí

Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng và áp suất khí. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng và áp suất. Nếu lưu lượng đủ nhưng áp không đủ –> hiệu quả không cao. Nếu áp đủ, lưu lượng không đủ đáp ứng thì hệ thống vẫn chưa đạt tiêu chuẩn về khả năng khai thác thiết bị. Chúng tôi trân trọng giới thiệu giải pháp lắp đặt biến tần cho máy nén khí.

Lắp biến tần cho máy nén khí - Giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả cao

Lắp biến tần cho máy nén khí – Giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả cao

Hiện trạng:

Hiện nay ở nước ta đang có rất nhiều nhà máy sử dụng khí nén phục vụ cho sản xuất. Hầu hết đều được sử dụng theo phương pháp:

+ Có sự suy giảm áp suất khí (trường hợp này gọi là Load) –> áp suất trên đường ống giảm –> bình khí nạp làm tăng áp, động cơ hoạt động đầy tải –> đủ áp, ngắt hệ thống nạp. Động cơ vẫn chạy đầy tải, áp không tăng nữa.

+ Khi áp suất đã đủ duy trì và không thay đổi nữa (Unload ), động cơ vẫn chạy đầy tải nhưng không nạp khí để tăng áp nữa và trong một khoảng thời gian không sử dụng tùy vào người sử dụng cài đặt, sẽ cho Động cơ OFF. Áp giảm tới Pmin sẽ cho ON trở lại.

Trong cả hai trường hợp kể trên, động cơ thường được sử dụng bộ Khởi động SAO – TAM GIÁC. Tuy có thể giảm được dòng khởi động nhưng đối với một số nhà máy có lưu lượng khí sử dụng thay đổi liên tục thì điều này cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến mạch khởi động, động cơ và cả lưới điện.

Vậy nếu bài toán tiết kiệm được đặt ra thì ta sẽ dùng thiết bị nào để vừa khắc phục được các nhược điểm trên mà còn có khả năng tiết kiệm chi phí điện năng cho doanh nghiệp ???

Chúng tôi đưa ra giải pháp lắp đặt biến tần cho máy nén khí với nhiều phương pháp điều khiển tối ưu, nhằm tăng tuổi thọ cho máy nens khí và tiết kiệm điện năng (khoảng 20-60% – tuỳ thuộc vào thực tế vận hành của máy).

Có hai Phương pháp được sử dụng :

+ Sử dụng bộ điều khiển có hồi tiếp PID, tín hiệu hồi tiếp từ cảm biến Áp suất đưa về.
+ Sử dụng tín hiệu Load/ Unload hoặc từ relay áp suất để điều khiển biến tần chạy đa cấp tốc độ.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN MÁY NÉN KHÍ VỚI BIẾN TẦN:

1. Phương pháp PID

Phương pháp này ta sẽ sử dụng một cảm biến áp suất đưa về làm tín hiệu phản hồi cho Bộ điều khiển PID và do đặc tuyến làm mát mà ta bắt buộc phải cài đặt tần số giới hạn dưới Fmin để tốc độ Động cơ không về Zero ( Nếu tốc độ động cơ xuống quá thấp sẽ ảnh hưởng đến bộ phận giải nhiệt). PP này được cho là khá hiệu quả trong rất nhiều trường hợp. NHưng đôi khi nó lại mang theo những tiềm tàng mà ta cần phải lưu tâm. Trong rất nhiều các máy nén khí, khi tôi sd pp này động cơ và biến tần thường bị nóng, bộ phận làm mát không đủ khả năng giải nhiệt khiến Sensor nhiệt báo Over Heat liên tục.
Kiểm tra lại thì thấy Tải thay đổi thường xuyên, chu kỳ Load/ Unload quá nhỏ khiến Biến tần và động cơ luôn hoạt động trong tình trạng Nhấp/ Nhả. Dùng máy đo tần số thì thấy xuất hiện rất nhiều răng cưa và gần như Tần số hoạt động không ổn định tại một điểm mà dao động liên tục xung quanh ngưỡng đó.

Sơ đồ thay đổi áp suất máy nén khí theo kiểu điều khiển PID

Sơ đồ thay đổi áp suất máy nén khí theo kiểu điều khiển PID

2. Phương pháp chạy đa cấp tốc độ

Sơ đồ thay đổi áp suất máy nén khí theo kiểu điều khiển đa cấp tốc độ

Sơ đồ thay đổi áp suất máy nén khí theo kiểu điều khiển đa cấp tốc độ

Trong phương pháp này, chúng ta điều khiển biến tần chạy đa cấp tốc độ. Khi load, biến tần chạy tốc độ cao, khi unload biến tần chạy tốc độ thấp hơn.

Để tính toán lượng điện năng tiêu thụ, đánh giá khá năng tiết kiệm điện năng, thời gian hoàn vốn. Bạn đọc có thểm tham khảo thêm tại Đây.

 

Màn hình HMI Delta | Delta HMI

Màn hình Delta, Human Machine Interface, Text panel, Màn hình cảm ứng Delta, Màn hình điều khiển

Màn hình Delta DOP- B Series
Màn hình giao diện DeltaMàn hình giao diện Delta
Đặc điểm:Màn hìnhkhổ wide với nhiều màu sắc sẽ giúp cho người sử dụng giám sát một cách dễ dàng. Hiện tại, Delta đã cho ra mắt màn hình model 5.6” ; 7” và 10.1″ với hình ảnh đa sắc.Tính năng kỹ thuật:

  • Màn hình chuẩn TFT LCD 5.6 “ với 65536 màu.
  • Màn hình chuẩn TFT LCD 7” (16:9) với 65536 màu.
  • Màn hình chuẩn TFT LCD 10.1” (16:9) với 65536 màu.
  • Độ phân giải màn hình: 320 * 234/ 480 *234 pixels.
  • ARM9 32-bit CPU.
  • 3M ~ 82M Flash Memory.
  • 128K / 256K bytes ~ 16M bytes SRAM.
  • 8 function keys (5.6″ và 7″), Không có function keys (10.1″)
  • Hỗ trợ USB host cho ổ USB, máy tính, chuột và bàn phím.
  • Hỗ trợ đa âm (loại E).
  • Hỗ trợ CF memory card (loại E).
  • Hỗ trợ Ethernet (loại E).
  • USB 1.1: tốc độ truyền dữ liệu lên màn hình cao.
  • 3 cổng COM (RS-232, RS-422, RS-485) để phục vụ đồng thời cho các nghi thức giao tiếp.
  • Hỗ trợ hiển thị tối đa 8 ngôn ngữ.
  • Màn hình cảm ứng theo chuẩn IP65/ NEMA4.
  • Đạt chứng chỉ chất lượng CE và UL.

Ứng dụng:

Các ứng dụng chính bao gồm: các hệ thống hiển thị công nghiệp. Chẳng hạn như: Hệ thống HVAC, Máy in, Máy quảng cáo, hiển thị thiết bị dây chuyền sản xuất công nghiệp.

Các loại màn hình khác

LIÊN HỆ