Bán màn hình Delta | Ban HMI Delta Dạng Text – TP04

Màn hình delta | HMI Delta dang nut bam

Màn hình Delta TP04 dạng text

Ứng dụng: Màn hình Delta dạng text TP04 có thể hiển thị 4 dòng ký tự hoặc văn bản trong cùng một thời điểm. Nó không chỉ có ưu điểm gọn nhẹ, chi phí thấp, sử dụng linh hoạt, dễ dàng điều khiển hoạt động mà còn hỗ trợ giao tiếp truyền thông với nhiều chuẩn truyền thông Protocol.

Đặt tính kỹ thuật của màn hình Delta dạng text TP04:

  • Áp hoạt động: 24VDC (-10% ÷+15%)
  • 3” STN LCD đơn sắc
  • 128*64pixels
  • Bộ nhớ 256K
  • Vỏ bọc: NEMA4
  • 12 phím đa chức năng
  • Tự động tắt đèn tín hiệu cài đặt. Tuổi thọ của đèn tín hiệu 50.000 giờ
  • LED chỉ thị nguồn, truyền thông, Cảnh báo (Alarm)
  • 2 cổng Comm có thể giao tiếp truyền thông với các chuẩn truyền thông Protocol khác nhau đồng thời.
  • Truyền thông: RS232, RS485
  • Cung cấp Card chức năng “sao chép chương trình (Copy)”: Tiết kiệm thời gian tải chương trình (download)
  • Hỗ trợ hiển thị đa ngôn ngữ, font tiếng việt
  • Built in nhiều loại trang màn hình bao gồm: thư viện hình ảnh, biểu đồ, lưu đồ, nút nhấn, ký tự, và sử dụng được hình ảnh file bmp.
  • Giao diện với PLC của nhiều hãng khác nhau.
  • Đạt chứng chỉ chất lượng CE & UL

Giải pháp tiết kiệm điện cho máy ép nhựa

Tiết kiệm điện cho máy ép nhựa

Tiết kiệm điện cho máy ép nhựa

Hệ thống máy ép nhựa bao gồm các phần chính:

–          Motor bơm dầu

–          Thùng dầu áp lực

–          Cảo trục vít

–          Khuôn ép

–          Hệ thống van và các ben thủy lực.

– Motor bơm dầu thường có nhiều loạiLoại li tâm, trục vít, bánh răng, li tâm trục vít thường thì trong các máy ép nhựa cần có áp suất lớn, nên thường dùng bơm dạng bánh răng và trục vít.

– Trong một chu trình khuôn ép : khoản thời gian giữa nghỉ để lấy sản phẩm ra, motor vẫn bơm dầu -hoạt động 100% tốc độ, làm lãng phí công suất.

– Mặt khác, motor đấu trực tiếp vào lưới, có dòng khởi động lớn gây sụt áp trên các thiết bị khác của nhà máy.

NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ CHÍNH TRONG MÁY ÉP GỒM 2 PHẦN:

1. PHẦN NHIỆT KHUÔN

– Chiếm tỷ lệ nhỏ

– Cơ hội tiết giảm tối đa 7%, biện pháp đơn giản ít tốn kém.

2. PHẦN BƠM THỦY LỰC

– Là phần tiêu tốn NL lớn nhất trong máy.

– Và nguồn thuỷ lực là tác nhân tạo chuyển động trong mọi chu trình của máy.

THỰC TẾ VẬN HÀNH CỦA MÁY ÉP KHUÔN CHO THẤY TRONG MỖI CHU KỲ VẬN HÀNH CÓ 5 CHU TRÌNH CHÍNH BAO GỒM:

  1.  ĐÓNG KHUÔN  – Mold closing
  2.  BƠM KEO – Injection
  3.  ĐỊNH HÌNH – Charging
  4.  LÀM LẠNH – Cooling
  5.  MỞ KHUÔN – Mold opening

Lắp thêm bộ biến tần để điều khiển tốc độ của  motor bơm dầu . Hê thống điều khiển motor bơm dầu bằng inverter (biến tần) có những ưu điểm sau đây:

– Điều chỉnh tốc độ moter dầu xuống , khi kết thúc quá trình khuôn ép (lấy sản phẩm ra), thông qua các cảm biến (sensor áp suất), đặt tại vị trí ống dẫn dầu chính cung cấp cho hệ thống.

– Điều chỉnh tốc độ moter : tăng lên cho đến áp suất Plv (áp suất làm việc của hệ thống) để bắt đầu quá trình khuôn ép (tạo sản phẩm ), thông qua các cảm biến áp suất đặt ở đường dẫn dầu chính từ thùng dầu đến hệ thống.

– Khi  tốc độ của motor giảm  : xuống 80% tốc độ định mức, thì tiết kiệm được khoảng 20-30% công suất tiêu thụ

– Thoả mãn được các chế độ khởi động, chế độ điều khiển tốc độ của motor

Công thc tính như sau

Ptb (KW) = Pđm x (Km – 0,5 x (Kt – 0,4))

Trong đó:

Ptb là công suất trung bình sau khi lắp đặt biến tần

Km là  (%) công suất tiêu thụ sau khi lắp biến tần

Pđm  là công suất định mức của motor

Km max  = 80%,  Km min = 20%

Kt  = (Tnguội + TInj. Low) / Tct

Trong đó         Kt : Hệ số % thời gian mà máy hoạt động  ở mức thấp nhất

Tnguội: Thời gian làm nguội sản phẩm

TInj. Low  : Thời gian giữ áp suất.

Theo đồ thị trên ta có bảng công suất trung bình như sau:

Chu trình hoạt động  Đóng khuôn  Phun  Giữ áp   Bơm keo   Làm nguội   Mở khuôn
Thời gian (s) 3s 3.5s 3s 3.5s 4s 3s
Công suất (KW) 4 15 6 11 2 3

Công suất trung bình khi lắp thêm biến tần là:

Ptb (KW) = Pđm x (Km – 0,5 x (Kt – 0,4))

Pđm = 22Kw, Km  = (15kw/22kw) x 100% = 68%

A = 0,5 x (Kt – 0,4) = 0,5 x (( 3,5 + 4)/20 – 0.4)

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG

1.Thu thập dự liệu

– Qui trình vận hành của hệ thống

– Theo dõi và đo đạt các thông số:

công suất tiêu thụ (KW), lưu lượng (Q), áp suất (P), dòng điện (A), điện áp (V)…

– Đồ thị phụ tải của hệ thống trong ngày.

2.Phân tích & đánh giá hệ thống:

– Mức tiêu hao công suất hiện tại của hệ thống

– Tình trạng vận hành hệ thống

– Điểm làm việc tiết kiệm năng lượng nhất của hệ thống

3.Phương pháp xử lý:

– Tiết kiệm năng lượng

– Tích hợp hệ thống

– Tính ổn định hiệu quả cao

4.Chi phí đầu tư

Chi phí đầu tư không quá cao

– Vật tư: Biến tần, sensor , nút ấn , PLC, HMI (nếu có) và phụ kiện.

– Nhân công: Nhân công lắp đặt, thiết kế, lập trình hệ thống – test hệ thống và bảo trì

5. Thời hạn thu hồi vốn:

Thời hạn thu hồi vốn ngắn.

Nếu công suất tiết kiệm trong một năm là Ptk (KWh), thì số tiền mà doanh nghiệp tiết kiệm trong một năm là: Atk(đồng) = Pkt x t , trong đó t = giá tiền điện (đ/KWh).

Thời hạn thu hồi vốn:

T(Năm) = Btk/Atk , trong đó Btk là khoản tiền mà doanh nghiệp đầu tư.

Giải pháp biến tần cho cẩu trục | Giai phap bien tan cho nang ha

Biến tần cho cổng trục

Biến tần cho cổng trục

Giới thiệu chung.

Cần trục tháp nâng hạ và dịch chuyển, cơ cấu quay là một loại thiết bị có đặc tính tải nặng nề, hoạt động đòi hỏi chính xác với độ an toàn cao.

Trước đây người ta thường dùng động cơ điện không đồng bộ rôto dây quấn cho bài toán thay đổi tốc độ dựa trên phương pháp thay đổi các cấp điện trở phụ rôto. Do đó, bài toán này không được giải quyết triệt để vì đặc tính điều khiển vẫn là theo cấp và mặt khác vì sử dụng động cơ rôto dây cuốn nên thiết bị điều khiển cồng kềnh, giá thành cao do động cơ khó chế tạo, chi phí bảo dưỡng lớn do sử dụng cổ góp-chổi than,..

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật điện tử đã cho phép chế tạo ra các bộ biến tần bán dẫn điều khiển động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc với rất nhiều ưu việt, nó đã dần dần thay thế các phương thức cổ điển trên.

Với sự tính toán và lựa chọn hợp lý, Chúng tôi đã ứng dụng rất thành công biến tần Delta vào bài toán điều khiển cầu trục nói chung và cần trục tháp nói riêng

Sơ đồ khối công nghệ:

Sơ đồ điều khiển

Sơ đồ điều khiển

Đặc điểm:

Với yêu cầu khắt khe của hệ thống cầu trục, cần trục đòi hỏi chất lượng làm việc và độ ổn định cao Chúng tôi sử dụng giải pháp hiện đại hóa và nâng cao khả năng đáp ứng và độ tin cậy cho các hệ thống cầu trục, cần trục của bạn bằng việc sử dụng biến tần Delta VFD-C2000 (tham số điều khiển đóng mở phanh tối ưu cho điều khiển cầu trục) điều khiển vòng kín với các thông số kỹ thuật chính sau:

  • Chế độ điều khiển: Điều khiển Véc-tơ vòng kín có sử dụng Encoder phản hồi tốc độ cho cả cơ cấu nâng hạ.
  • Cấu hình điều khiển: Đây là cấu hình điều khiển phổ biến đang được sử dụng thông dụng ở các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay cho ứng dụng cầu trục.
  • Kết hợp linh hoạt với bộ lập trình PLC  tăng độ tin cậy trong quá trình điều khiển và hoạt động của thiết bị, giảm không gian lắp đặt.

Nguyên lý cơ bản:

Cơ cấu quay cẩu, đây là một loại tải nặng có sức ì lớn nên yêu cầu mômen khởi động lớn. Động cơ này điều khiển bởi bộ biến tần 22KW được tính toán theo mômen khởi động, giúp di chuyển nhẹ nhàng, êm dịu,kết hợp phanh cơ khi và bộ hãm điều khiển của biến tần nâng cao độ bền kết cấu cơ khí.

Cơ cấu nâng hạ vật và nâng hạ cần , hai cơ cấu này hoạt động tương đối giống nhau có đặc tính tảI giống nhau. Tải nâng hạ là một loại tải thế năng có yêu cầu mômen khởi động lớn. Các móc nâng-hạ sử dụng các bộ nghịch lưu với những tham số chuyên biệt cho ứng dụng nâng hạ.

Tất cả các hành trình nâng hạ, đóng mở gầu, xoay cẩu đều có gắn các công tắc giới hạn hành trình 2 vị trí để tự động giảm tốc độ và tự động dừng dịch chuyển khi đến vị trí giới hạn, và các sensor chyuên dùng.

  • Trong giai đoạn hãm dừng động cơ, nhờ mạch hãm tái sinh với thuật toán đặc biệt, năng lượng điện tái sinh trên điện trở năng lượng của tải được tiêu tán, giúp cho quá trình dừng động cơ theo ý muốn.
  • Biến tần Delta VFD-C2000 với chế độ điều khiển véc-tơ có mạch vòng phản hồi tốc độ encoder giúp cho điều khiển và dừng động cơ chính xác và momen lớn khi hoạt động ở tốc độ thấp.

Ngoài ra, với chức năng điều khiển phanh cơ khí gắn ngoài chuyên dụng có sẵn trên biến tần sẽ phối hợp điều khiển một cách nhịp nhàng và mềm mại giúp chống được sự trôi tải ở đầu chu trình khởi động và cuối chu trình hãm.

Tất cả các động cơ được bảo vệ quá tải, quá dòng, quá áp, mất pha, lệch pha, bảo vệ nhiệt động cơ, nhờ các chế độ bảo vệ xử lý tức thời của biến tần.

Có thể quan sát được dòng điện, điện áp, công suất tải tiêu thụ, tốc độ quy đổi, chiều quay của động cơ,chiều cao nâng, góc nâng, tảI trọng của vật, các mã lỗi,…  bằng màn hình hiển thị.

Tính toán công sất cho biến tần:

Hệ số Moomen cho biến tần nâng hạ :

T=k.Tn=1,5.359=538(Nm)

Lựa chọn biến tần cho cơ cấu nâng hạ vật:  90KW

Biến tần cho cơ cấu nâng hạ cần:

  • Công suất động cơ (Pn): 30KW
  • Số vòng quay động cơ(nn): 1465 v/p
  • Tỷ số truyền(n1): 104.76
  • Tốc độ đầu ra hộp giảm tốc(n2): 14 v/p
  • Moomen đầu ra hộp giảm tốc(Tp): 3700 Nm
  • Moomen đầu ra của động cơ(Tn)
  • Dòng định mức của biến tần (IINVERTER)
  • Dòng định mức của động cơ(IMOTOR)
  • Hệ số lựa chọn biến tần cho cơ cấu nâng hạ: k=1,2 đến 1,5

Moomen định mức cho động cơ 30KW: 

Kiểm tra Moomen định mức cho biến tần 30KW:

Hệ số Moomen cho biến tần nâng hạ :

T=k.Tn=1,5.195= 292(Nm)

Lựa chọn cho biến tần cho cơ cấu nâng hạ cần:  45KW

Đặc tuyến quá tải của biến tần

Đặc tuyến quá tải của biến tần

Biến tần cho cơ cấu quay cần

Với cơ cấu quay cần, đòi hỏi chế độ hoạt động chính xác, êm dịu, và khả năng chống lắc, rung cần. Biến tần Hyundai đưa ra giảI pháp dừng mềm trong quá trình tăng và giảm tốc độ rất hiểu quả trong ứng dụng cần trục tháp.

Đặc tính tăng giảm tốc độ của biến tần cơ cấu quay cần giúp hoạt động êm ái:

Đặc tính tăng giảm tốc độ của biến tần cơ cấu quay cần giúp hoạt động êm ái:

Đặc tính tăng giảm tốc độ của biến tần cơ cấu quay cần giúp hoạt động êm ái

  • Công suất động cơ (Pn): 15KW
  • Số vòng quay động cơ(nn): 1460 v/p
  • Tỷ số truyền(n1): 82.88
  • Tốc độ đầu ra hộp giảm tốc(n2): 18 v/p
  • Moomen đầu ra hộp giảm tốc(Tp): 8500 Nm
  • Moomen đầu ra của động cơ(Tn)
  • Dòng định mức của biến tần (IINVERTER)
  • Dòng định mức của động cơ(IMOTOR)
  • Hệ số lựa chọn biến tần cho cơ cấu nâng hạ, cơ cấu đòi hỏi moomen khởi động lớn: k=1,2 đến 1,5

Giải pháp bơm điều áp | Giai phap bom dieu ap

Bơm điều áp | Bom dieu ap

Bơm điều áp

1/ Hiện trạng:

-Nhu cầu sử dụng nước trong khu công nghiệp, khu dân cư rất khác nhau trong các thời điểm của ngày (cao điềm và thấp điểm), yêu cầu đặt ra là phải giải quyết được việc tự  động ổn định áp suất trên đường ống cấp nước và tiết kiệm năng lượng cho hệt thống cấp nước.
-Để đáp ứng nhu cầu áp lực nước trong hệ thống luôn đủ khi nhu cầu sử dụng nước thay đổi bất thường, các bơm trong hệ thống luôn làm việc liên tục ở chế độ đầy tải. Tuy nhiên điều này dẫn đến 1 số bất lợi sau:
+ Áp lực nước trong hệ thống đôi khi tăng quá cao không cần thiết, 1 số thời điểm nhu cầu sử dụng nước giảm xuống nhưng hệ thống bơm vẫn chạy đầy tải. Điều này gây lãng phí năng lượng rất lớn.
+ Các bơm phải chạy liên tục dẫn đến giảm tuổi thọ cơ khí.

2/Vấn đề điều khiển lưu lượng của bơm:

Các trạm bơm nước phổ biến hiện nay đều được thiết kế theo phương pháp truyền thống với những đặc điểm chính sau:
+ Trạm thường có tối thiểu 2 bơm trở lên, cùng cấp nước vào một đường ống chính.
+ Các bơm được khởi động trực tiếp hoặc sao/tam giác và tất cả các động cơ đều hoạt động ở tốc độ định mức. (50Hz, 1450 v/p).
+ Trong quá trình trạm bơm hoạt động, thường luôn luôn để một bơm ở chế độ dừng (mang tính dự phòng)
-Việc điều chỉnh áp lực (hoặc lưu lượng) trên đường ống chính được thực hiện bằng 2 cách:
+ Thay đổi góc mở các van (van tay hoặc van điện) trong trường hợp sự thay đổi áp lực ở khoảng cho phép.
+Trường hợp áp lực vẫn thiếu hoặc thừa ta có thể ngắt hoặc đóng thêm bơm (có thể là một bơm, hoặc nhiều hơn) .
(*) Nhược điểm của phương pháp thay đổi áp lực trên đường ống bằng valve hay tắt/mở bơm:
+ Các bơm vẫn chạy đầy tải và liên tục, điều này gây lãng phí năng lượng điện vì có những thời điểm nhu cầu sử dụng nước giảm xuống thì bơm chỉ cần chạy 50% hay 60% công suất là đã đáp ứng được.
+ Việc vận hành khó khăn và tốn chi phí nhân công vì phải cần công nhân vận hành trực tiếp để điều khiển góc mở valve hoặc tắt mở bơm.
+ Các bơm phải chạy liên tục dẫn đến giảm tuổi thọ phần cơ khí.
+ Khi thay đổi hệ thống hoặc nhu cầu sử dụng nước tăng lên, chi phí đầu tư  sẽ tăng lên do phải tăng số lượng bơm, trong khi với biến tần, ta chỉ cần cài áp lực mong muốn trên biến tần là đáp ứng được, với điều kiện đường ống chịu được áp lực này.
+ Khó kiểm soát áp lực nước làm ảnh hưởng tuổi thọ đường ống, ảnh hưởng tuổi thọ các mối nối.

3/ Điều khiển áp lực đường ống thông qua biến tần:

-Để đáp ứng được những yêu cầu về cấp nước với áp suất không đổi trong công nghiệp cũng như dân dụng, dòng biến tần VFD-F  của Delta được thiết kế đặc biệt để ứng dụng trong các hệ thống cấp nước có yêu cầu tự động điều chỉnh áp suất ổn định.

a/ Nguyên lý: với việc hỗ trợ chức năng điều khiển PID, biến tần sẽ nhận tín hiệu analog (dòng hoặc áp) từ sernsor áp suất (được gắn trên đường ống chính) đưa về, biến tần sẽ tự động thay đổi tần số, từ đó thay đổi tốc độ bơm, vì thế việc khống chế áp lực trên đường ống trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
-Khi nhu cầu sử dụng nước cao, cần áp lực trên đường ống cao thì biến tần sẽ tự động điều khiển động cơ quay ở tốc độ cao nhất để duy trì áp lực, ngược lại khi nhu cầu sử dụng nước thấp, cần áp lực thấp, biến tần sẽ điều khiển động cơ giảm tốc độ xuống hoặc dừng hẳn. Khi đó năng lượng điện được tiết kiệm.
-Với hệ thống cấp nước bao gồm 02 bơm trở lên, yêu cầu biến tần phải điều khiển được nhiều bơm (luân phiên) vì thế cần lắp thêm Relay Card (RY-00) cho biến tần VFD-F, biến tần VFD-F có thể điều khiển luân phiên tối đa 4 bơm.

b/ Lợi ích của việc dùng biến tần cho hệ thống bơm điều áp:
– Việc điều chỉnh áp lực trên đường ống hoàn toàn tự động, điều này sẽ tiết kiệm chi phí nhân công vì không cần người vận hành.
– Toàn bộ bơm sẽ được điều khiển thông qua biến tần.
– Áp suất của toàn hệ thống không đổi với mọi lưu lượng (cảm biến áp suất trên đường ống phản hồi thông số về cho biến tần).
– Với phương pháp điều khiền U/f, điều khiển vector, do đó tốc độ bơm có thể thay đổi một cách linh hoạt.
– Dòng khởi động được hạn chế sẽ không gây sụt áp khi khởi động sẽ không ảnh hưởng đến các thiết bị khác.
– Quá trình stop, start của bơm được êm hơn, tác dụng giảm tổn hại cho động cơ về mặt cơ khí, cho hệ truyền động cũng như về mặt điện. Chi phí bảo dưỡng giảm.
– Tiết kiệm năng lượng khi nhu cầu sử dụng thay đổi nhiều.
-Có các chức năng bảo vệ: quá áp, thấp áp, quá nhiệt,bảo vệ nhiệt động cơ, bảo vệ ngắn mạch, đảo pha, kẹt rotor,…
– Khởi động bơm từ từ với việc cài đặt thời gian tăng tốc, tránh gây rung đường ống và sự thay đổi áp suất đột ngột,… tránh ảnh hưởng xấu cho hệ thống.

c/ Đặc tính của biến tần Delta VFD-F

Đặc tính:

  • Output Frequency: 0.1—120 Hz
  • Phương thức điều khiển: V/f
  • Tích hợp PID có hồi tiếp
  • Thiết kế chuyên dụng cho bơm/quạt  tiết kiệm năng lượng
  • Tích hợp các giải pháp chuyên dụng cho hệ thống bơm/quạt
  • Điều khiển luân phiên theo thời gian
  • Điều khiển kết hợp luân phiên theo PID
  • Điều khiển kết hợp theo PID
  • Tối đa 4 motor (dùng relay card RY-00)
  • Giải quyết triệt để các bài toán trong các hệ thống dùng bơm/quạt nhờ: PID, Card D0 mở rộng…
  • Ứng dụng cho bơm/quạt trong các tòa nhà, công nghiệp, nhà máy phân phối/xử lý nước…

Tiết kiệm điện cho máy nén khí | Tiet kiem dien cho may nen khi

Máy nén khí | May nen khi

Máy nén khí

  • CƠ SỞ ĐỂ ĐẦU TƯ

– Motor cho Máy nén chạy trực tiếp từ lưới điện 3pha/380VAC, khởi động theo SAO – TAM GIÁC gây sụt áp lưới khi khởi động, dòng điện tăng, tiêu tốn một lượng điện đáng kể, về lâu dài cũng gây ảnh hưởng tuổi thọ của Motor.
– Nhu cầu vận hành máy của các Nhà máy thường nhỏ hơn công suất của máy. Dẫn tới hiệu suất khai thác máy không cao, chi phí vận hành lớn.

– Máy chạy ở chế độ CÓ TẢI và KHÔNG TẢI luân phiên thay đổi trong quá trình vận hành máy. Thời gian cho một chu kỳ máy chạy khoảng 60-80s. (Thời gian chạy không tải gần gấp hai lần thời gian chạy có tải). Motor chạy hết công suất trong suốt cả quá trình hoạt động của máy, như vậy có sự lãng phí lớn về điện.

  • ĐỀ XUẤT HƯỚNG CẢI TẠO
Theo kinh nghiệm chuyên môn của chúng tôi, việc lắp đặt Biến Tần Delta cho Máy Nén Khí sẽ mang lại hiệu quả rất thiết thực cho Quý Doanh Nghiệp:
– Dòng khởi động và dòng không tải giảm nhiều nên ít ảnh hưởng tới các thiết bị khác xung quanh, chất lượng mạng điện ổn định, tổn hao nhiệt trên dây dẫn giảm.
– Nếu vận hành máy chạy ở chế độ: CÓ TẢI và KHÔNG TẢI (Load – Unload): Biến tần sẽ tự động thay đổi tốc độ phù hợp, lúc KHÔNG TẢI tần số sẽ tự động giảm xuống mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo hệ số phát nóng cho động cơ, lúc CÓ TẢI  tùy vào lưu lượng khí sử dụng trong Nhà máy và cách vận hành của máy sẽ giảm tần số xuống một mức độ nào đó thay vì phải chạy hết công suất của Motor như hệ thống hiện hữu.
– Nếu vận hành máy ở chế độ PID: Dùng biến tần kết hợp với một Sensor áp suất khí gắn trên đường ống. Điều này sẽ giúp hệ thống luôn chạy ổn định và áp lực trên đường ống luôn duy trì ở mức độ mong muốn.
 – Quá trình khởi động và dừng tải êm, tiếng ồn giảm. Tăng tuổi thọ vận hành máy.
– Ngoài những lợi ích trên, nếu Máy Nén Khí hoạt động 12h/312 ngày/ 1năm thì hiệu quả từ việc tiết kiệm năng lượng ước tính trên 20%, cho phép hoàn vốn đầu tư trong thời gian 14-18 tháng.
Sơ đồ máy nén khí | So do may nen khi

Sơ đồ máy nén khí

  • NGUYÊN LÝ TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG HỆ THỐNG MÁY NÉN KHÍ

– Đây là một phương pháp điều khiển có tính khoa học sử dụng một biến tần điều khiển tốc độ quay của máy nén khí với mục đích tiết kiệm điện. Những thông số sau đây được đưa ra dựa trên đặc tính hoạt động của máy nén khí.
Q1 / Q2 = n1 / n2
H1 / H2 = (n1 / n2)2
P1 / P2 = (n1 / n2)3
Ở đây:
Q: là lưu lượng khí cung cấp cho đường ống bởi máy nén khí.
H: là áp suất của hệ thống đường ống
P: công suất tiêu thụ của motor
n: tốc độ quay của máy nén khí
– Từ biểu thức trên, khi tốc độ quay của motor giảm 80% so với tốc độ quay định mức, lưu lượng khí cung cấp cho hệ thống đường ống bởi máy nén khí cũng giảm 80%, áp suất đường ống giảm tới (80%)2 và công suất tiêu thụ của motor giảm tới (80%)3, tức là 51,2%. Loại trừ tổn hao sắt và tổn hao đồng của motor thì hiệu suất tiết kiệm điện đạt tới 40%. Đây là nguyên lý tiết kiệm điện bằng phương pháp thay đổi tần số.
Điều này đã được chứng minh bằng thực tế trong thời gian dài, việc ứng dụng biến tần vào hệ thống cung cấp khí và dùng công nghệ thay đổi tần số thay đổi tốc độ quay của máy nén khí điều chỉnh lưu lượng để thay thế cho việc dùng valve có thể đạt được hiệu quả trong việc tiết kiệm điện. Bình thường, lượng điện tiết kiệm là hơn 30%. Ngoài ra, chức năng khởi động mềm và đặc tính điều chỉnh tốc độ mịn của biến tần có thể thực hiện điều chỉnh lưu lượng ổn định và giảm rung khi khởi động giúp kéo dài tuổi thọ cho toàn bộ hệ thống máy và đường ống.

Nguyên lý hoạt động của máy nén khí

Nguyên lý hoạt động của máy nén khí

Để tính toán lượng điện năng tiêu thụ, đánh giá khá năng tiết kiệm điện năng, thời gian hoàn vốn. Bạn đọc có thểm tham khảo thêm tại đây.
Hướng dẫn: Nhập như hình bên dưới:
Hướng dẫn nhập thông số để tính toán tiết kiệm năng lượng

Hướng dẫn nhập thông số để tính toán tiết kiệm năng lượng

Chọn các giá trị

Công suất động cơ: 55 kW
Giá điện: 1500 VNĐ/1kWh
Số ngày làm việc/năm 280 ngày
Giả sử giá biến tần + tủ điện: 60,000,000 VNĐ, nhân công lắp đặt: 2,000,000 VNĐ

Nhập thời gian Load trung bình trong một ngày làm việc: vào ô …..at 50Hz là tần số chạy đầy tải Fbase

Nhập thời gian Unload trung bình trong một ngày làm việc: vào ô….at 25Hz là tần số chạy không tải Fmin

Nhập xong Click: CACULATE sẽ cho ra Kết quả tính toán tiết kiệm điện năng và thời gian Hoàn vốn khi đầu tư thiết bị.

Quý khách hàng quan tâm về giải pháp lắp đặt biến tần tiết kiệm điện năng cho máy nén khí hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, thực hiện tư vấn giải pháp kỹ thuật qua điện thoại cho khách hàng.

2. Tiến hành khảo sát thực tế tại nhà máy của quý khách hàng. Nắm bắt nhu cầu, yêu cầu kỹ thuật, giá thành của khách hàng.

3. Thực hiện chào giá thiết bị, cũng như các chi phí về dịch vụ.

4. Thỏa thuận giá, thống nhất giải pháp kỹ thuật cùng các phương án thực hiện với khách hàng.

5. Khi đã thống nhất xong về phương án kỹ thuật, giá cả, chúng tôi sẻ tiến hành lắp đặt thử cho hệ thống của khách hàng. Trước khi lắp đặt chúng tôi sẻ đo lượng điện năng tiêu thụ trong 1 giờ (có thể nhiều hơn tùy vào trường hợp cụ thể). Sau kki lắp đặt xong hệ thống chúng tôi tiến hành vận hành thử và đo lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian như trước khi lắp đặt.

6. Nếu như lượng điện năng tiết kiệm được (25 đến 60%) không như cam kết, chúng tôi sẻ phục hồi tình trạng máy móc như cũ và mang thiết bị về mà khách hàng không phải thanh toán bất kỳ chi phí nào.

Chúng tôi mong muốn sẻ mang lại cho quý khách hàng sự hài lòng và tin tưởng cao nhất.

Giải pháp lắp biến tần tiết kiệm điện cho quạt

Ngày nay, các loại máy móc, thiết bị điện và quạt gió trong các lĩnh vực sử dụng động cơ chiếm 60% lượng động cơ lắp máy toàn quốc, tiêu hao điện năng chiếm 1/3 tổng lượng phát điện toàn quốc. Đặc biệt là, đại đa số quạt gió trong quá trình sử dụng đều tồn tại hiện tượng “ngựa khỏe kéo xe nhỏ”, cộng thêm sự thay đổi về sản xuất, công nghệ, cần thường xuyên điều tiết lưu lượng, áp lực, nhiệt độ không khí; ngày nay, rất nhiều đơn vị vẫn lựa chọn tầm điều tiết chắn gió hoặc phương thức độ mở cửa van lạc hậu để điều chỉnh lưu lượng, áp lực, nhiệt độ không khí. Điều này trên thực tế là thông qua người làm phương thức tăng lực cản, hơn nữa còn lãng phí điện nặng và tiền bạc để đáp ứng yêu cầu làm việc và điều chỉnh lưu lượng không khí. Với loại phương thức điều tiết lạc hậu này, khổng chỉ lãng phí nguồn tài nguyên quý báu mà độ điều tiết kém, rất khó đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp hiện đại hóa và phục vụ, hiệu ứng mặt trái rất nghiêm trọng.

Bộ điều tốc biến tần xuất hiện output phương thức điều tốc xoay chiều là 1 cuộc cách mạng. Cung với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật biến tần hơn mười năm này, tính năng điều tốc biến tần ngày càng hoàn hảo, đã được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sử dụng điều tốc xoay chiều. Mang đến cho doanh nghiệp hiệu quả kinh tế, thúc đẩy tiến trình tự động hóa sản xuất công nghiệp.

Điều tốc biến tần dùng để điều tốc động cơ không đồng bộ xoay chiều, với tính năng vượt xa phương thức điều tốc xoay chiều, 1 chiều nào khác mà kết cấu đơn giản, phạm vi điều tốc rộng, độ chính xác trong điều tốc cao, điều chỉnh lắp đặt thuận tiện, chức năng bảo vệ hoàn thiện, vận hành ổn định tin cậy, có hiệu quả trong tiết kiệm năng lượng, nó đa trở thành trao lưu mới trong ứng dụng điều tốc động cơ xoay chiều.

II. NGUYÊN LÝ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG BIẾN TẦN

1. ĐƯỜNG CONG VẬN HÀNH QUẠT GIÓ

Lựa chọn bộ biến tầ để điều khiển quạt gió, với phương pháp tiết kiệm điện bằng cách giảm động lực không khí, so với phương pháp điều khiển lượng gió trong cửa gió thông thường có hiệu quả tiết kiệm điện rõ rệt.

THUYẾT MINH TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG NHÌN TỪ TRÊN HÌNH VẼ

Từ trong hình vẽ, đường cong (1) là đặc tính lượng gió – áp lực gió (H-Q)của quạt gió tại tốc độ n1 hằng định, đường cong (2) là đặc tính cản gió của mạng lưới ống (cửa gió mở hoàn toàn). Đường cong (4) là đặc tính vận hành biến tần (4) (cửa gió mở hoàn toàn).
Giả thiết quạt gió công tác tại điểm A có hiệu suất cao nhất, khi đó áp lực gió là H2, lượng gió là Q1, công suất trục N1 tỉ lệ thuận với tích Q1, H2 , trong hình vẽ có thể dùng diện tích AH2OQ thể hiện. Nếu công nghệ sản xuất yêu cầu, lượng gió cần phải từ Q1 giảm xuống Q2, lúc này với phương pháp điều tiết cửa gió  tương đương với tăng thêm lực cản mạng lưới ống, khiến đặc tính lực cản mạng lưới ống đến đường cong (3), hệ thống từ điểm công tác A biến thành điểm công tác mới B vận hành. Xem từ trong hình vẽ có thể thấy, áp lực gió tăng lên, công suất trục tỉ lệ thuận với diện tích BHOQ2.
Hiển nhiên, công suất trục giảm xuống không lớn. Nếu như lựa chọn phương thức điều tốc bằng bộ biến tần, tốc độ quạt gió từ n1 giảm xuống đến n2, căn cứ vào định luật tỉ lệ của thông số quạt gió, để vẽ ra đặc tính lượng gió (Q-H) ở tốc độ n2, như đặc tính (4) thấy được. Ta thấy ở tình huống đáp ứng lượng gió Q2 tương đương như thế, áp lực gió H3 giảm xuống, công suất N3 sẽ giảm nhỏ rõ rệt, dùng diện tích CH3OQ2 thể hiện. Công suất tiết giảm là  ∆N=(H1-H3)xQ2, dùng diện tích BH1H3C thể hiện. Hiển nhiên, hiệu quả kinh tế khi tiết kiệm năng lượng là rất quan trọng.

2. TỈ LỆ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG KHI QUẠT GIÓ KHÔNG CÙNG TẦN SỐ

Từ nguyên lý cơ học thể lỏng, lượng gió quạt gió với công suất tốc độ động cơ liên quan: Lượng gió của quạt gió tỉ lệ thuận với tốc độ quạt gió (động cơ), áp lực gió của quạt gió tỉ lệ thuận với tốc độ quạt gió (động cơ), công suất trục động cơ bằng tích của lượng gió với áp lực gió. công suất trục của quạt gió tỉ lệ thuận với bình phương tốc độ quạt gió (động cơ) (là tỉ lệ thuận bình phương của công suất trục quạt gió với tần số cấp điện).

CĂN CỨ NGUYÊN LÝ TRÊN CÓ THỂ THAY ĐỔI TỐC ĐỘ CỦA QUẠT GIÓ THÌ SẼ THAY ĐỔI ĐƯỢC CÔNG SUẤT CỦA QUẠT GIÓ

Ví dụ : Tần số cấp điện từ 50Hz xuống còn 45Hz,
Thì P45/P50 = 453/503 = 0.729,
Khi P45 = 0.729P50 thì Tần số cấp điện từ 50Hz xuống còn 45Hz,
Thì P45/P50 = 403/503 = 0.512, là P40 = 0.512P50.

III. CẢI TẠO TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG BẰNG BIẾN TẦN QUẠT GIÓ LÒ ĐỐT

Cải tạo tiết kiệm năng lượng biế tần của lò đốt thông thường là chỉ cải tạo tiết kiệm năng lượng biến tần của quạt gió lò đốt.

Quạt gió lò đốt khi thiết kế dựa vào tình hình làm việc lớn nhất, trong quá trình sử dụng thực tế quạt gió mất rất nhiều thời gian căn cứ theo tình hình làm việc thực tế để điều chỉnh, cách làm truyền thống là dùng để đóng mở cửa van, điều tiết cửa van, loại phương thức này làm tăng thêm tổn thất tiết kiệm lưu lượng của hệ thống cấp gió, khi khởi động còn có thể khởi động dòng điện xung kích và điều tiết bản thân hệ thống chỉ mang tính giai đoạn, tốc độ điều tiết chậm, giảm nhỏ khả năng tổn thất có giới hạn, do đó toàn bộ hệ thống chỉ làm việc trong trạng thái dao động, khi lắp đặt bộ biến tần điều tốc trên quạt gió lò đốt (hệ thống) sẽ giúp giải quyết triệt để những vấn đề này, giúp hệ thống làm việc ổn định và thu hồi được đầu tư tiết giảm năng lượng khi thông qua biến tần. Phương án cải tạo biến tần của lò đốt như sau :

Tình hình lắp máy quạt gió lò đốt hiện nay là: 2 x 75 KW, 1 x 55 KW.

Tất cả quạt gió lựa chọn phương thức 1 đối 1 (là 1 bộ biến tần kèm theo 1 động cơ), lưu giữ hệ thống tần số công tác với hệ thống tần số làm dự phòng, phương thức điều chỉnh ở tình hình thông thường là điều chỉnh mở vòng.

IV. ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

Hệ thống biến tần tiết kiệm năng lượng (hệ thống) khi sử dụng ở trong các loại hệ thống điều tốc với hiệu quả tiết kiệm năng lượng từng máy đạt từ 20 – 55%, đối với loại thiết bị quạt gió thông thường ứng dụng đạt hiệu quả tiết kiệm năng lượng từ 20 – 50%, khi không bị ảnh hưởng của các nhân tố khác, thông thường có thể lấy giá trị trung bình, với những giá trị trung bình về hiệu quả tiết kiệm năng lượng trong quá trình ứng dụng thực tế đạt được; đầu tư hệ thống tiết kiệm năng lượng biến tần thông thường từ 6 – 15 tháng là thu hồi được vốn (đây là kinh nghiệm cho thấy).

Bán màn hình Delta | Ban HMI Delta DOP-B

Màn hình Delta DOP-B Series

Màn hình Delta DOP-B series

Ứng dụng: Màn hình Delta DOP-B series được thiết kế cho các hệ thống hiển thị công nghiệp như: Hệ thống HVAC, Máy in, Máy quảng cáo, hiển thị thiết bị dây chuyền sản xuất công nghiệp…

Màn hình Delta khổ wide với nhiều màu sắc sẽ giúp cho người sử dụng giám sát một cách dễ dàng. Hiện tại, Delta đã cho ra mắt màn hình model 5.6” ; 7” và 10.1″ với hình ảnh đa sắc.

Đặc tính kỹ thuật của màn hình Delta DOP-B series :

  • Màn hình chuẩn TFT LCD 5.6 ” với 65536 màu.
  • Màn hình chuẩn TFT LCD 7” (16:9) với 65536 màu.
  • Màn hình chuẩn TFT LCD 10.1” (16:9) với 65536 màu.
  • Độ phân giải màn hình: 320 * 234/ 480 *234 pixels.
  • ARM9 32-bit CPU.
  • 3M ~ 82M Flash Memory.
  • 128K / 256K bytes ~ 16M bytes SRAM.
  • 8 function keys (5.6″ và 7″), Không có function keys (10.1″)
  • Hỗ trợ USB host cho ổ USB, máy tính, chuột và bàn phím.
  • Hỗ trợ đa âm (loại E).
  • Hỗ trợ CF memory card (loại E).
  • Hỗ trợ Ethernet (loại E).
  • USB 1.1: tốc độ truyền dữ liệu lên màn hình cao.
  • 3 cổng COM (RS-232, RS-422, RS-485) để phục vụ đồng thời cho các nghi thức giao tiếp.
  • Hỗ trợ hiển thị tối đa 8 ngôn ngữ.
  • Màn hình cảm ứng theo chuẩn IP65/ NEMA4.

PLC Delta | Bán PLC Delta | Ban PLC Delta DVP-SX

PLC delta

PLC delta tích hợp ngõ vào ra analog

Ứng dụng: PLC Delta DVP- SX  là dòng PLC dạng module tích hợp nhỏ gọn, hỗ trợ ngõ vào/ra digital và built in nhiều kênh In/Out analog. 

Đặc tính kỹ thuật của PLC Delta DVP- SX :

  • MPU points: 10 (4DI/2DO, 2AI/2AO)
  • Max. I/O points: 230
  • Dung lượng chương trình: 8K Steps
  • Công truyền thông: Built-in RS-232 và RS-485, tương thích với chuẩn MODBUS ASCII / RTU giao tiếp Protocol.
  • Xung tốc độ cao ở ngõ ra: Hỗ trợ xung ngõ ra tốc độ cao 2-point (Y0, Y1) hoạt động độc lập (Y0 đạt đến tốc độ 50KHz, Y1 với tốc độ lên đến 10KHz)
  • Built-in đếm tốc độ cao
  • Độ rộng băng thông có liên quan đến dãy tối đa (max) của bộ đếm đơn

Thông số kỹ thuật của PLC Delta DVP- SX :

+ Built-in RS485, RTC, 2 point analog volume.

+ 8000 bước chương trình,

+ 32 lệnh tuần tự cơ bản

+ 168 lệnh ứng dụng

+ 4096 bit làm việc

+ 5000 thanh ghi dữ liệu

+ 256 Timer (T0~T127)

+ 200 Counter 16bit (C0~C199)

+ 50 high-speed counter 32bit, single phase 30KHz, AB phase 7KHz

+ 1 ngõ ra xung tốc độ cao 50kHz

+ 64 Pointer (P0~P63) để gọi chương trình con và các ngắt ngoài

+ Kết nối được với 8 Module mở rộng: AD, DA, XA, TC, PT.

 

AC Servo Delta giá rẻ ASDA AB|AC Servo Motor giá cạnh tranh

AC Servo gia re asda-ab

AC Servo Delta ASDA-AB

Bộ Servo ASD-AB là dòng servo cao cấp nhất của Delta với rất nhiều tính năng điều khiển và tích hợp thêm nhiều tính năng I/O…

Công suất: 0.1kW ~2Kw: (Nguồn cấp: AC 200V~230V)

Công suất: 100W, 200W, 400W: (Nguồn cấp: AC 100V~120V)

– Chế độ điều khiển vị trí/ tốc độ/ moment.

– Tần số đáp ứng: 450Hz.

– 8 thanh ghi nội (Điều khiển vị trí từ điểm tới điểm).

– Hỗ trợ 4 tính năng đặc biệt cho nhiều ứng dụng khác nhau (Feed step control, “Homing”, “Auto-turning control”, Position Teaching).

– Hỗ trợ giao thức truyền thông Modbus (RS232/ RS485/ RS422).

– Đặc biệt, driver ASD-AB dùng cho cả motor series A và series B

Biến tần trung thế ABB ACS2000

Biến tần trung thế ABB| Biến tần trng thế ABB ACS2000| Biến tần

Biến tần trung thế ABB ACS2000

Biến tần trung thế ABB ACS2000

– Power : 250 – 1600kW

– Voltage : 4.0 – 6.9 kV

– Suitable for use with or without an input isolation transformer

– Direct-to-line connection (transformerless) provides lowest cost of ownership

– Active Front End (AFE) for minimal line side harmonics, regeneration and power factor correction

– Simple drive system integration

– Three in – three out cabling technique for quick and easy installation

– Suitable for new or existing induction motors

– Modular design provides high reliability and low mainte- nance costs.

ACS 2000, low harmonic drives
ABB’s low harmonic drives offer optimal low harmonic performance which does not require any additional filtering. Line side harmonics of the ACS 2000 are compliant with all relevant standards. This avoids the need for harmonic analysis or the installation of a multi-pulse transformer, network filters or other additional equipment for harmonics reduction.

ACS 2000, regenerative drives
ACS 2000 regenerative drives provide enhanced active braking and power factor correction.

The AFE enables regenerative braking which allows full power flow both in motoring and generating mode. Regeneration offers significant energy savings compared to other braking methods as energy is fed back to the supply network. Regeneration is especially suitable for applications with frequent starts and stops. It allows energy efficient continuous braking of applications such as downhill conveyors or expanders in gas pipelines.

The AFE can also provide reactive power (VAR) compensation. With VAR compensation, the voltage level can be controlled to stay within tight limits. A smooth network voltage profile can be maintained and reactive power penalties can be avoided.

Biến tần trung thế ABB ACS2000

Ứng dụng Biến tần trung thế ABB ACS2000

Fields of application:

– Cement, mining and minerals: Conveyors, crushers, mills, fans and pumps

– Chemical, oil and gas:  Pumps, compressors, extruders, mixers and blowers

– Metals:  Fans and pumps

– Pulp and paper:  Fans, pumps, refiners, vacuum pumps and chippers

– Power generation:  Fans, pumps, conveyors and coal mills

– Water:  Pumps

– Other applications:  Test stands and wind tunnels