Giải pháp tiết kiệm điện cho máy ép nhựa

Tiết kiệm điện cho máy ép nhựa

Tiết kiệm điện cho máy ép nhựa

Hệ thống máy ép nhựa bao gồm các phần chính:

–          Motor bơm dầu

–          Thùng dầu áp lực

–          Cảo trục vít

–          Khuôn ép

–          Hệ thống van và các ben thủy lực.

– Motor bơm dầu thường có nhiều loạiLoại li tâm, trục vít, bánh răng, li tâm trục vít thường thì trong các máy ép nhựa cần có áp suất lớn, nên thường dùng bơm dạng bánh răng và trục vít.

– Trong một chu trình khuôn ép : khoản thời gian giữa nghỉ để lấy sản phẩm ra, motor vẫn bơm dầu -hoạt động 100% tốc độ, làm lãng phí công suất.

– Mặt khác, motor đấu trực tiếp vào lưới, có dòng khởi động lớn gây sụt áp trên các thiết bị khác của nhà máy.

NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ CHÍNH TRONG MÁY ÉP GỒM 2 PHẦN:

1. PHẦN NHIỆT KHUÔN

– Chiếm tỷ lệ nhỏ

– Cơ hội tiết giảm tối đa 7%, biện pháp đơn giản ít tốn kém.

2. PHẦN BƠM THỦY LỰC

– Là phần tiêu tốn NL lớn nhất trong máy.

– Và nguồn thuỷ lực là tác nhân tạo chuyển động trong mọi chu trình của máy.

THỰC TẾ VẬN HÀNH CỦA MÁY ÉP KHUÔN CHO THẤY TRONG MỖI CHU KỲ VẬN HÀNH CÓ 5 CHU TRÌNH CHÍNH BAO GỒM:

  1.  ĐÓNG KHUÔN  – Mold closing
  2.  BƠM KEO – Injection
  3.  ĐỊNH HÌNH – Charging
  4.  LÀM LẠNH – Cooling
  5.  MỞ KHUÔN – Mold opening

Lắp thêm bộ biến tần để điều khiển tốc độ của  motor bơm dầu . Hê thống điều khiển motor bơm dầu bằng inverter (biến tần) có những ưu điểm sau đây:

– Điều chỉnh tốc độ moter dầu xuống , khi kết thúc quá trình khuôn ép (lấy sản phẩm ra), thông qua các cảm biến (sensor áp suất), đặt tại vị trí ống dẫn dầu chính cung cấp cho hệ thống.

– Điều chỉnh tốc độ moter : tăng lên cho đến áp suất Plv (áp suất làm việc của hệ thống) để bắt đầu quá trình khuôn ép (tạo sản phẩm ), thông qua các cảm biến áp suất đặt ở đường dẫn dầu chính từ thùng dầu đến hệ thống.

– Khi  tốc độ của motor giảm  : xuống 80% tốc độ định mức, thì tiết kiệm được khoảng 20-30% công suất tiêu thụ

– Thoả mãn được các chế độ khởi động, chế độ điều khiển tốc độ của motor

Công thc tính như sau

Ptb (KW) = Pđm x (Km – 0,5 x (Kt – 0,4))

Trong đó:

Ptb là công suất trung bình sau khi lắp đặt biến tần

Km là  (%) công suất tiêu thụ sau khi lắp biến tần

Pđm  là công suất định mức của motor

Km max  = 80%,  Km min = 20%

Kt  = (Tnguội + TInj. Low) / Tct

Trong đó         Kt : Hệ số % thời gian mà máy hoạt động  ở mức thấp nhất

Tnguội: Thời gian làm nguội sản phẩm

TInj. Low  : Thời gian giữ áp suất.

Theo đồ thị trên ta có bảng công suất trung bình như sau:

Chu trình hoạt động  Đóng khuôn  Phun  Giữ áp   Bơm keo   Làm nguội   Mở khuôn
Thời gian (s) 3s 3.5s 3s 3.5s 4s 3s
Công suất (KW) 4 15 6 11 2 3

Công suất trung bình khi lắp thêm biến tần là:

Ptb (KW) = Pđm x (Km – 0,5 x (Kt – 0,4))

Pđm = 22Kw, Km  = (15kw/22kw) x 100% = 68%

A = 0,5 x (Kt – 0,4) = 0,5 x (( 3,5 + 4)/20 – 0.4)

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG

1.Thu thập dự liệu

– Qui trình vận hành của hệ thống

– Theo dõi và đo đạt các thông số:

công suất tiêu thụ (KW), lưu lượng (Q), áp suất (P), dòng điện (A), điện áp (V)…

– Đồ thị phụ tải của hệ thống trong ngày.

2.Phân tích & đánh giá hệ thống:

– Mức tiêu hao công suất hiện tại của hệ thống

– Tình trạng vận hành hệ thống

– Điểm làm việc tiết kiệm năng lượng nhất của hệ thống

3.Phương pháp xử lý:

– Tiết kiệm năng lượng

– Tích hợp hệ thống

– Tính ổn định hiệu quả cao

4.Chi phí đầu tư

Chi phí đầu tư không quá cao

– Vật tư: Biến tần, sensor , nút ấn , PLC, HMI (nếu có) và phụ kiện.

– Nhân công: Nhân công lắp đặt, thiết kế, lập trình hệ thống – test hệ thống và bảo trì

5. Thời hạn thu hồi vốn:

Thời hạn thu hồi vốn ngắn.

Nếu công suất tiết kiệm trong một năm là Ptk (KWh), thì số tiền mà doanh nghiệp tiết kiệm trong một năm là: Atk(đồng) = Pkt x t , trong đó t = giá tiền điện (đ/KWh).

Thời hạn thu hồi vốn:

T(Năm) = Btk/Atk , trong đó Btk là khoản tiền mà doanh nghiệp đầu tư.

biến tần Delta, PLC Delta, AC Servo Delta, Màn hình cảm ứng Delta giá ưu đãi,

Công ty chúng tôi là nhà phân phối chính thức các thiết bị tự động hóa của Delta như: Biến tần – PLC – AC Servo – HMI – Đồng hồ nhiệt độ – Encoder – Card giao tiếp – Counter – Timer… Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ bảo hành, bảo trì, sữa chữa các thiết bị, máy móc sản xuất tự động hóa. Bên cạnh đó chúng tôi còn tư vấn, thiết kế, thi công các dây chuyền, hệ thống sản xuất tự động.

Công ty chúng tôi cam kết với quý khách hàng, chúng tôi luôn sẵn sàng cung ứng đầy đủ những thiết bị,phụ kiệnlinh kiện với chất lượng đảm bảo ngay khi nhận được yêu cầu của quý khách hàng.
Chúng tôi sẽ hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn và lắp đặt dựa theo yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích đảm bảo thiết bị luôn vận hành tốt và an toàn.
Đặt biệt chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn Tiết kiệm Năng lượngtiết kiệm điện cho các ngành nghề sản suất như máy ép nhựamáy nén khílò hơiHVAC
Chúng tôi mong muốn sẽ mang lại cho quý khách hàng sự hài lòng và tin tưởng cao nhất.

* Các thiết bị tự động cung cấp chính:

– Biến tần (Inverter)
– Thiết bị lập trình (PLC)
– AC Servo(Motor & Drive)
– Màn hình giao diện(Human Machine Interface), Text panel
– Đồng hồ điều khiển nhiệt độ (Temperature Controller)
– Card chuyển đổigiao tiếp
– Bộ đếm, Bộ định thì, Đo tốc độ (Counter-Timer-Tachometer)

Tư vấn – Thiết kế – Lắp đặt hệ thống điều khiển cho các ngành:

– Ngành Giấy – Bao bì (Máy Xeo Giấy, Máy Cắt…)
– Ngành Xi Măng – Thép – Hóa Chất- Ngành Nhựa ( Máy Ép, Máy Thổi, Máy Đùn, Tráng Màng…)
– Ngành Dệt – Sợi – Nhuộm
– Ngành Thực Phẩm & Dược Phẩm
– Ngành Nước và Nước Thải
– Ngành lạnh, HVAC
– Ngành Gỗ
– Thang máy – Cần Trục
Với đội ngũ kỹ thuật giỏi, năng động có nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu nghề, chúng tôi tự tin sẽ mang đến quý khách những giải pháp tốt và hiệu quả nhanh

1. Tư vấn – cung cấp các giải pháp tiết kiệm điện:

a. Tiết kiệm điện trong hệ thống bơm-quạt, HVAC


b. Thiết kế tủ biến tần tiết kiệm điện cho máy ép nhựa:

– Đối với hầu hết các máy ép nhựa, bơm dầu thủy lực là loại bơm lưu lượng cố định. Tuy nhiên, trong một chu kỳ sản xuất sản phẩm, nhu cầu về lưu lượng dầu là khác nhau theo từng giai đoạn (kẹp khuôn – phun keo, định hình – làm nguội, mở khuôn – rút keo, nghỉ chờ).Giải pháp tiết kiệm điện dễ áp dụng nhất là sử dụng biến tần điều chỉnh tốc độ bơm dầu vừa đủ cho nhu cầu sử dụng của từng giai đoạn. Hiệu quả tiết kiệm đối với những máy có chu kỳ sản phẩm trên 50 giây thường là trên 20% có trường hợp lên đến 60% (nếu giai đoạn nghỉ kéo dài).

   


c. Thiết kế tủ biến tần tiết kiệm điện cho máy nén khí:

2. Cung cấp giải pháp tiết kiệm trong ngành dệt, nhuộm:

– Máy sợi con
– Máy đảo sợi
– Máy nhuộm
– Máy se sợi
– Máy dệt



3. Giải pháp điều khiển trong ngành chế tạo máy:

– Máy móc ngành cán tole
– Máy đóng gói, máy chiết rót
– Băng tải
– Máy móc ngành bao bì, giấy…

4. Cung cấp tủ điều khiển trong ngành mía đường:

– Hệ thống máy ly tâm
– Máy trộn, máy khuấy

5. Giải pháp điều khiển trong ngành Xi măng, Thép, Hóa chất, phân bón…

– Hệ thống Cân Định Lượng, Đóng Bao.
– Hệ thống Điều Khiển Máy Khuấy Sơn
– Hệ thống Xử Lý Nước, Hóa Chất

6. Giải pháp điều khiển trong ngành giấy

– Máy xeo giấy
– Máy in
– Máy dập
– Máy bế

7. Giải pháp điều khiển trong ngành nhựa:

– Máy đùn nhựa
– Máy ó keo
– Máy thổi túi
– Máy tạo hạt

7. Cung cấp giải pháp điều khiển trong ngành cẩu trục – thang máy

– Thang máy
– Cẩu trục
– Cần trục
– Cổng trục

Tiết kiệm điện cho máy nén khí – Tiet kiem dien cho may nen khi

 

 

Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế độ điều khiển cung cấp khí lúc có tải/ không có tải và chế độ điều khiển tốc độ.

  1.Chế độ điều khiển cung cấp khí có tải/ không có tải:
      Chế độ này đề cập đến việc kiểm soát không khí đầu vào qua van cửa vào. Có nghĩa là, khi áp suất đạt đến giới hạn trên,  van cửa vào sẽ đóng và máy nén sẽ đi vào trạng thái hoạt động không tải; khi áp suất đạt dưới hạn dưới, van cửa vào sẽ mở và máy nén sẽ đi váo trạng thái hoạt động có tải.
Máy nén khí không cho phép tình trạng hoạt động có tải trong thời gian dài, công suất định mức của motor được chọn theo nhu cầu thực tế lớn nhất và thông thường được thiết kế dư tải. Các thiết bị khởi động chịu sự hao mòn lớn và đó là nguyên nhân làm cho tuổi thọ motor giảm, do đó sẽ nặng về công việc bảo trì. Mặc dù phương pháp giảm điện áp đã được áp dụng, dòng khởi động vẫn còn rất lớn, nó có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của lưới điện và ảnh hưởng đến sự hoạt động an toàn của các thiết bị tiêu thụ điện khác. Hơn nữa, trong mọi trường hợp sự hoạt động là liên tục và động cơ của máy nén khí không được hỗ trợ điều chỉnh tốc độ, do đó sự thay đổi áp suất và lưu lượng không được dùng trực tiếp để giảm tốc độ và điều chỉnh công suất đầu ra cho phù hợp, và motor không cho phép khởi động thường xuyên, đó là nguyên nhân làm cho motor vẫn còn chạy không tải trong khi lượng khí tiêu thụ rất nhỏ, làm tiêu tốn một lượng lớn điện năng.
Chế độ có tải/không tải thường xuyên là nguyên nhân thay đổi áp suất trong toàn bộ đường ống, và áp suất làm việc không ổn định sẽ giảm tuổi thọ của máy nén khí. Mặc dù đã có một vài điều chỉnh cho máy nén khí (chẳng hạn như điều chỉnh van, điều chỉnh tải) ngay cả trong trường hợp lưu lượng ít, lượng điện tiêu thụ giảm xuống cũng không đáng kể do motor quay liên tục.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
2.Chế độ điều khiển tốc độ quay motor.
   Điều chỉnh lưu lượng bằng cách thay đổi tốc độ quay của máy nén khí, trong khi vẫn giữ cho van mở không thay đổi (thường là duy trì mở tối đa). Khi tốc độ quay của máy nén khí thay đổi, các đặc tính khác cũng thay đổi cùng với hệ thống nén khí, trong khi lực cản đường ống không đổi.
Với chế độ điều khiển như vậy, công nghệ thay đổi tần số được dùng để thay đổi tốc độ quay motor của máy nén khí và máy nén khí sẽ thay đổi lưu lượng theo nhu cầu tiêu thụ thực tế. Như vậy, hệ thống cung cấp khí có thể đạt được hiệu quả cao nhất đồng thời tiết kiệm điện. Nguyên tắc cơ bản của biến tần là sự chuyển đổi điện AC-DC-AC và có thể cho ra điện áp có tần số thay đổi theo yêu cầu của người dùng. Tốc độ quay của motor là tỉ lệ tuyến tính với tần số, do đó điện áp xoay chiều ở ngõ ra với tần số điều chỉnh được bởi biến tần có thể đáp ứng cho điện áp motor của máy nén khí, do đó tiện lợi cho việc thay đổi tốc độ quay của máy nén khí.
may nen khi truc vit Hitachi-Nhat ban - Hà Nội
3.Nguyên lý tiết kiệm điện trong hệ thống máy nén khí.
    Đây là một phương pháp điều khiển có tính khoa học sử dụng một biến tần điều khiển tốc độ quay của máy nén khí với mục đích tiết kiệm điện. Những thông số sau đây được biết dựa trên đặc tính hoạt động của máy nén khí.
Q1 / Q2 = n1 / n2
H1 / H2 = (n1 / n2)2
P1 / P2 = (n1 / n2)3
Ở đây:
Q: là lưu lượng khí cung cấp cho đường ống bởi máy nén khí.
H: là áp suất của hệ thống đường ống
P: công suất tiêu thụ của motor
n: tốc độ quay của máy nén khí
Nó có thể thấy được từ biểu thức trên, khi tốc độ quay của motor giảm 80% so với tốc độ quay định mức, lưu lượng khí cung cấp cho hệ thống đường ống bởi máy nén khí cũng giảm 80%, áp suất đường ống giảm tới (80%)2 và công suất tiêu thụ của motor giảm tới (80%)3, tức là 51,2%. Loại trừ tổn hao sắt và tổn hao đồng củ motor thì hiệu suất tiết kiệm điện đạt tới 40%. Đây là nguyên lý tiết kiệm điện bằng phương pháp thay đổi tần số.
Điều này đã được chứng minh bằng thực tế trong thời gian dài, việc ứng dụng biến tần vào hệ thống cung cấp khí và dùng công nghệ thay đổi tần số thay đổi tốc độ quay của máy nén khí điều chỉnh lưu lượng để thay thế cho việc dùng valve có thể đạt được hiệu quả trong việc tiết kiệm điện. Bình thường, lượng điện tiết kiệm là hơn 30%. Ngoài ra, chức năng khởi động mềm và đặc tính điều chỉnh tốc độ mịn của biến tần có thể thực hiện điều chỉnh lưu lượng ổn định và giảm rung khi khởi động kéo dài tuổi thọ cho toàn bộ máy và đường ống.BIẾN TẦN DELTA VFD – G SERIES Tính năng kỹ thuật:

  • Bộ xử lý 16 bit, kiểm soát ngõ ra theo kiểu PWM
  • Tự động tăng moment và bù trượt
  • Dãy tần số ngõ ra từ 0.1Hz ~ 120Hz
  • 16 bước điều khiển tốc độ, 15 bước xử lý tín hiệu
  • Điều khiển PID có hồi tiếp
  • Giao tiếp truyền thông RS485
  • Tự điều áp và độ dốc V/F

Chức năng nghỉ và tiết kiệm năng lượng (tiết kiệm từ 30% đến 65% điện năng tiêu thụ)

Ứng dụng: Phù hợp với các nhu cầu thay đổi tốc độ, các ứng dụng cho máy đóng gói, băng tải,…  

Đặc biệt:  Chuyên dùng cho ngành nhựa; Điều khiển bơm & quạt, Các máy nén khí, máy bơm dầu, lưu lượng chất lỏng…

Giải pháp – Tiết giảm chi phí đầu vào cho Doanh nghiệp trong thời kỳ giá điện tăng