Tiết kiệm điện cho máy nén khí

Biến tần cho máy nén khí, Tiết kiệm điện cho máy nén khí, Lắp đặt biến tần cho máy nén khí

 

Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng và áp suất khí. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng và áp suất. Nếu lưu lượng đủ nhưng áp không đủ –> hiệu quả không cao. Nếu áp đủ, lưu lượng không đủ đáp ứng thì hệ thống vẫn chưa đạt tiêu chuẩn về khả năng khai thác thiết bị. Chúng tôi trân trọng giới thiệu giải pháp lắp đặt biến tần cho máy nén khí.

 

Biến tần cho máy nén khí

Máy nén khí Atlas Copco

 

Hiện trạng:

 

Hiện nay ở nước ta đang có rất nhiều nhà máy sử dụng khí nén phục vụ cho sản xuất. Hầu hết đều được sử dụng theo phương pháp:

 

+ Có sự suy giảm áp suất khí (trường hợp này gọi là Load) –> áp suất trên đường ống giảm –> bình khí nạp làm tăng áp, động cơ hoạt động đầy tải –> đủ áp, ngắt hệ thống nạp. Động cơ vẫn chạy đầy tải, áp không tăng nữa.

 

+ Khi áp suất đã đủ duy trì và không thay đổi nữa (Unload ), động cơ vẫn chạy đầy tải nhưng không nạp khí để tăng áp nữa và trong một khoảng thời gian không sử dụng tùy vào người sử dụng cài đặt, sẽ cho Động cơ OFF. Áp giảm tới Pmin sẽ cho ON trở lại.

 

Trong cả hai trường hợp kể trên, động cơ thường được sử dụng bộ Khởi động SAO – TAM GIÁC. Tuy có thể giảm được dòng khởi động nhưng đối với một số nhà máy có lưu lượng khí sử dụng thay đổi liên tục thì điều này cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến mạch khởi động, động cơ và cả lưới điện.

 

Vậy nếu bài toán tiết kiệm được đặt ra thì ta sẽ dùng thiết bị nào để vừa khắc phục được các nhược điểm trên mà còn có khả năng tiết kiệm chi phí điện năng cho doanh nghiệp ???

 

Chúng tôi đưa ra giải pháp lắp đặt biến tần cho máy nén khí với nhiều phương pháp điều khiển tối ưu, nhằm tăng tuổi thọ cho máy nens khí và tiết kiệm điện năng (khoảng 20-60% – tuỳ thuộc vào thực tế vận hành của máy).

 

Có hai Phương pháp được sử dụng :

 

+ Sử dụng bộ điều khiển có hồi tiếp PID, tín hiệu hồi tiếp từ cảm biến Áp suất đưa về.
+ Sử dụng tín hiệu Load/ Unload hoặc từ relay áp suất để điều khiển biến tần chạy đa cấp tốc độ.

 

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN MÁY NÉN KHÍ VỚI BIẾN TẦN:

 

1. Phương pháp PID

 

Phương pháp này ta sẽ sử dụng một cảm biến áp suất đưa về làm tín hiệu phản hồi cho Bộ điều khiển PID và do đặc tuyến làm mát mà ta bắt buộc phải cài đặt tần số giới hạn dưới Fmin để tốc độ Động cơ không về Zero ( Nếu tốc độ động cơ xuống quá thấp sẽ ảnh hưởng đến bộ phận giải nhiệt). PP này được cho là khá hiệu quả trong rất nhiều trường hợp. NHưng đôi khi nó lại mang theo những tiềm tàng mà ta cần phải lưu tâm. Trong rất nhiều các máy nén khí, khi tôi sd pp này động cơ và biến tần thường bị nóng, bộ phận làm mát không đủ khả năng giải nhiệt khiến Sensor nhiệt báo Over Heat liên tục.
Kiểm tra lại thì thấy Tải thay đổi thường xuyên, chu kỳ Load/ Unload quá nhỏ khiến Biến tần và động cơ luôn hoạt động trong tình trạng Nhấp/ Nhả. Dùng máy đo tần số thì thấy xuất hiện rất nhiều răng cưa và gần như Tần số hoạt động không ổn định tại một điểm mà dao động liên tục xung quanh ngưỡng đó.

 

Tiết kiệm điện cho máy nén khí

Điều khiển PID

 

–> Chọn Biến tần có công suất cao hơn công suất động cơ 1 cấp.

 

2. Phương pháp chạy đa cấp tốc độ

 

Biến tần cho máy nén khí

Điều khiển Đa cấp tốc độ

 

Như các anh chị thấy, trên hình ta chỉ cần để Biến tần chạy ở hai cấp tốc độ là đã giảm được tố đa tần số răng cưa, hơn nữa nhờ vào khả năng tăng/giảm tốc vượt trội của Biến tần thì khả năng đáp ứng cho hệ thống là rất nhanh.

 

Trong PP này, Phần trăm tiết kiệm điện năng cũng rất đáng kể. Bình thường nếu ta chưa gắn Biến tần, Động cơ luôn chạy Đầy tải. Khi sd ta có thể cho lúc Unload 1 tần số bằng 1/2 lúc đầy tải.

 

Anh chị có thể CLICK HERE để nhập thông số thời gian Load/Unload, phần mềm sẽ tự động tính toán Online và cho ra KQ là số tiến trước khi sd thiết bị và sau khi gắn thiết bị là bao nhiêu?

 

Hướng dẫn: Nhập như hình bên dưới:

 

Tiết kiệm điện cho máy nén khí

Nhập thông số

 

Enter Value:

 

CS động cơ: 55 kW
Giá điện: 1500 VNĐ/1kWh
Số ngày làm việc/năm 280 ngày
Giá Biến tần+ tủ điện: 60,000,000 VNĐ
Giá lắp đặt: 2,000,000 VNĐ

 

Enter working hours:

 

Nhập thời gian Load trung bình trong một ngày làm việc: vào ô …..at 50Hz là tần số chạy đầy tải Fbase

 

Nhập thời gian Unload trung bình trong một ngày làm việc: vào ô….at 25Hz là tần số chạy không tải Fmin

Nhập xong Click: CACULATE sẽ cho ra Kết quả tính toán tiết kiệm điện năng và thời gian Hoàn vốn khi đầu tư thiết bị.

 

Biến tần Delta VFD-F-G tiết kiệm điện cho máy nén khí

Biến tần cho máy nén khí, Tiết kiệm điện cho máy nén khí, Lắp đặt biến tần cho máy nén khí

Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng và áp suất khí. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng và áp suất. Nếu lưu lượng đủ nhưng áp không đủ –> hiệu quả không cao. Nếu áp đủ, lưu lượng không đủ đáp ứng thì hệ thống vẫn chưa đạt tiêu chuẩn về khả năng khai thác thiết bị. Chúng tôi trân trọng giới thiệu giải pháp lắp đặt biến tần cho máy nén khí.

Biến tần cho máy nén khí

Máy nén khí Atlas Copco

Hiện trạng:

Hiện nay ở nước ta đang có rất nhiều nhà máy sử dụng khí nén phục vụ cho sản xuất. Hầu hết đều được sử dụng theo phương pháp:

Tiếp tục đọc

Biến tần Delta VFD M|Biến tần nhỏ gọn

Đặc tính kỹ thuật VFD M:

Biến tần Delta VFD M là dòng biến tần điều khiển Vector thông minh với kích thước nhỏ gọn, tích hợp nhiều tính năng tiết kiệm điện.

Cài đặt đơn giản, Nhiều tính năng bổ trợ

Bàn phím có thể đưa ra ngoài panel điều khiền (mặt tủ)

Ít ồn trong quá trình làm việc

Chức năng nghỉ và tiết kiệm năng lượng

Sửa biến tần Delta

 

Tính năng kỹ thuật

  • Bộ xử lý 16 bit, kiểm soát ngõ ra theo kiểu PWM
  • Tần số sóng mang lên đến 18kHz
  • Tự động  tăng moment và bù trượt
  • Giao tiếp truyền thông RS485
  • Tự động điều chỉnh chế độ cài đặt thời gian tăng giảm tốc
  • Tự điều áp và độ dốc V/F
  • Điều khiển sensorless vector, điều khiển PID
  •  Điều khiển động cơ xoay chiều công suất từ 400W –7.5kW (1pha/3pha; 220V~/380V~)

Ứng dụng

Máy đóng gói, máy làm bao bì, máy chạy bộ, điều khiển quạt cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, máy trộn để chế biến thực phẩm, máy nghiền, máy khoan, máy tiện thủy lực kích thước nhỏ, thang máy, thiết bị lớp phủ, máy xay xát cỡ nhỏ, cánh tay Robot của máy phun (kẹp);máy chế biến gỗ (hai mặt planer làm đồ gỗ), máy ép nhựa.

Sửa biến tần VFD M

Biến tần VFD M cho máy dệt

Sua bien tan delta

Biến tần Delta VFD M cho máy nghiền

Sua bien tan delta

Biến tần cho Máy chế gỗ